Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

Bàn về chữ UP trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, UP quả là một chữ thật “ngắn gọn” (brief, short) nhưng lại có nhiều chuyện để nói và nhất là những tin trên báo chí cũng như trong câu chuyện hàng ngày. Ta thường gặp “up” trong tiếng Việt với nghĩa là “lên” (go up), ngược lại là “xuống” (go down). Nhưng không đơn giản là chỉ là vậy.

"UP and Down"

Đọc báo bạn có thể thắc mắc tại sao “ứng cử viên” (candidate) tham dự vào “cuộc bầu cử” (election): “Why this candidate is up for the election?”. Thế rồi lại tự hỏi sao ông ta nói nhiều thế “Why does he speak up so much” và cũng có thể đặt nghi vấn về “đề tài” (topic) mà ông ấy đưa ra “Why does this topic come up?”.

Khi đề tài được được đưa ra có tính cách khuấy động dư luận, báo chí lại mô tả là “the speaker stirs up trouble” có ý kết luận diễn giả là “người gây rắc rối”, theo kiểu “trouble maker”.


Khi nói nhiều quá trong một buổi họp, “người chủ tọa” (chairperson) thường ngắt lời và nói với diễn giả “Your time is up!”. T
rước khi thu bài vì đã hết giờ, thầy giáo cũng thường nói với học sinh “Turn in your papers, students, time is up!”

Thời buổi khó khăn, giá cả “leo thang” (escalate), báo chí thường than thở “prices went up”. Dường như để trấn an dư luận, người ta giải thích bằng câu danh ngôn của Isaac Newton: “What Goes Up Must Come Down” với hàm ý có lên thì phải có xuống! Suy rộng ra, tiếng Việt cũng có câu “Bạo phát, bạo tàn”, mọi chuyện đều có cái “ngưỡng” (threshold) của nó, “chạm đỉnh” (hit the ceiling) ắt có lúc “chạm đáy” (hit the bottom)!

“What goes up… must come down”

Sau giai đoạn trẻ thơ, người ta sẽ trưởng thành, đó là tiến trìnhgrow up”. Dùng như một “tĩnh từ” (adjective), grown-up lại có nghĩa là “người lớn” (adult). Chẳng hạn như cô bé 10 tuổi lại thích mặc quần áo của người lớn, “The ten-year-old girl likes wearing grown-up clothes”. Mặc quần áo là chuyện bình thường nhưng khi dress up lại có nghĩa là đóng bộ chỉnh tề, khác thường!

"Dress up"

Wake up là thức dậy sau một giấc ngủ nhưng dùng lối nói “cảm thán” (interjection) sẽ là “Dậy đi!” (Wake up!). Những người yêu nhạc chắc còn nhớ bài hát “Wake me up before you go-go” đã từng nổi tiếng vào thập niên 80 của ban nhạc Wham! với giọng ca chính của George Michael.

Look uplook down không chỉ đơn thuần là nhìn lên hay nhìn xuống mà còn mang nghĩa bóng của hành động “kính trọng” hoặc “khinh khi”. Tuy nhiên, người ta “tra tự điển một từ ngữ mới” (look up a new word in the dictionary) mà không ngại những người khác look down”! Lời khuyên chân tình nhất là đừng đánh giá thấp một người không có bằng cấp: “Don't look down on him just because he left school without a diploma”.

Thời buổi này, chiếc “điện thoại thông minh” (smartphone) gắn bó với chúng ta vì nhờ nó có thể nói chuyện với bạn bè, call up friends”. Nhưng không phải chỉ dùng “up” để nói chuyện điện thoại, các bà, các cô còn make up để trang điểm, làm đẹp.


Dọn dẹp căn phòng cho sáng sủa hơn là brighten up the room”, công việc này có thể coi như clean up”. Khóa cửa nhà khi đi vắng, lock up the house”... và nếu khi về khóa bị trục trặc ta phải kêu thợ sửa khóa (locksmith) đến để… fix up”.

Lau chùi, đánh bóng đồ vật bằng kim loại, chẳng hạn như muỗng nĩa bằng “bạc” (silver), người ta nói polish up the silver”. Nếu bạn còn “thức ăn thừa” (leftover) thì nhớ warm up the leftovers” trước khi dùng lại bằng “lò vi sóng” (microwave stove) cho an toàn. Nhưng cũng cần nhớ warm up thân thể trước khi bơi để tránh bị “vọp bẻ” hay “chuột rút” (cramp).



“Warm up leftover”


Trước cơn mưa, trời thường kéo mây vần vũ, người Anh bảo là “It’s clouding up nhưng đến khi mặt trời xuất hiện trở lại, họ lại nói là “It’s clearing up”. Upcòn dính dáng đến thể thao. Khi hai đối thủ hòa nhau, “bất phân thắng bại”, chẳng hạn như hòa 1 đều, người ta nói “the score (game) is up”.

“It's clouding up”

Và cuối cùng, trong ăn nhậu cũng không thiếu up”. Dân nhậu người Việt ngày nay thường hay “1, 2, 3… dzô!” để lấy khí thế khi uống. Người Phương Tây, có lẽ kém “khí thế” hơn, họ chỉ Bottoms Up!” với ý là “cạn ly” hay “một-trăm-phần-trăm”.

 “Bottoms Up!”

Nhiều nhãn hiệu thức uống cũng ăn theo Up: chúng ta có “nước ngọt” (soft drink) “7-Up” của Pepsico hay “bia tươi” (draft beer) “Bottoms Up” của Mỹ tự hào đã phổ biến tại 34 quốc gia.

Bia "Bottom Up"

Một thống kê cho thấy, trong tự điển, chữ upcó tới hơn 30 “định nghĩa” (definition) khác nhau. Thế cho nên, bạn đừng “bỏ cuộc” (give up) vì nếu có sẵn tự điển trong tay, tội gì mà không “tra cứu” (look up). 


“My story ends up here… since my time is UP”. Hẹn gặp các bạn vào một dịp khác.



***


* Mời nghe bài hát "Wake me up before you go-go" tại:
https://www.youtube.com/watch?v=pIgZ7gMze7A



***
--> Read more..

Online

Since 17/01/2016

Now online

Flag Counter
Since 20/12/2015

Popular posts