Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016

Nói dối: Một căn bệnh trầm kha của nhân loại (2)

HỌC BÁO TIẾNG ANH
Kiến Thức Ngày Nay, số 509, ngày 01/10/2004
(Tiếp theo)



***



Nếu không muốn bạn tình gian dối hay nói dối thì đừng là kẻ gian dối hay nói dối.
Đừng làm những gì bạn không muốn người khác làm với bạn.
ĐƠN GIẢN THẾ THÔI



***

Ở tòa án, nói dối trước tòa được gọi là “những lời khai không trung thực” (false statements). Điển hình như vụ Martha Steward [*], “một nữ doanh nhân người Mỹ” (an American business woman) đã dính dáng vào một “vụ tai tiếng” (scandal) có liên quan đến việc “giao dịch nội gián” (insider trading) trên “thị trường chứng khoán” (stock market).


Bà Steward đã bán ra gần 4.000 “cổ phiếu” (stock) của công ty ImClone System một ngày trước khi thuốc điều trị bệnh ung thư của công ty này bị “Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm” (Food and Drug Administration – FDA) cấm sử dụng trên thị trường Mỹ. Lệnh cấm đã khiến giá cổ phiếu của Công ty “rớt một cách thảm hại” (drastically dropped) ngay sau đó.


Vì là bạn thân của “Giám đốc Điều hành” (Managing Excecutive) ImClone System nên Steward đã có được “những thông tin nội bộ” (inside informations). Khi vụ giao dịch bị phanh phui, Steward đã có những lời khai không trung thực với “Cơ quan Điều tra Liên bang” (Federal Bureau of Investigation – FBI) và “Ủy ban Chứng khoán và Thị trường Chứng khoán” (Securities and Exchange Commission – SEC). Cuối cùng, tòa tuyên bố Steward đã nói dối với FBI và SEC.


Người phụ nữ nối tiếng trong giới kinh doanh Mỹ, tuy đã 62 tuổi, nhưng vẫn phải chịu “án tù” (imprisonnement sentence) và một khoản “tiền phạt” (fine) vì việc nói dối của mình. Bên cạnh đó, Steward còn chịu một mất mát không thể nào bù đắp được, đó là “sự nhục nhã trước công chúng” (public disgrace).


Martha Steward tại tòa án


***

Nói dối trước tòa luôn phải trả giá bằng “những sự trừng phạt khá nghiêm khắc” (fairy severe penalties). Tại Hoa Kỳ, nếu bạn nói dối trước tòa và bị phát hiện, chắc chắn sẽ phải “vào tù” (go to prison). Cũng vì thế, người ta thường đưa ra lời khuyên: “Càng nói dối, người ta càng bị xã hội coi như là không đáng tin cậy” (the more one lies, the more one is to be regarded by the social world as not trustworthy).

Vấn đề là khi “người ta tự đào sâu một cái hố lớn vì sự nói dối” (a person keep digging themselves a bigger hole of lying) mà lại quên mất mình đang dối trá sẽ dẫn đến tình trạng không thể nhớ nổi mình đã “bịa đặt ra những chuyện gì” (what stories are exaggerated) và ai là người nghe những chuyện đó.


“Người nói dối thường hay quên”

***

Có một hình thức nói dối khác mà kẻ nói dối là các “nhà chính trị” (politician) và “nhà báo” (journalist). Tại Mỹ đang chuẩn bị cho “cuộc bầu cử tổng thống” (presidential election) và đây cũng chính là thời điểm các “ứng cử viên” (cadidate) nói dối và “tố cáo nhau nói dối” (accuse others of lying).

Trong lãnh vực “báo chí” (journalism) người ta không quên chuyện các “biên tập viên” (sub-editor) của tờ New York Times đã để lọt lưới “những bài báo bịa đặt” (fabricated articles) của các phóng viên. Đó cũng là một hình thức nói dối mà nạn nhân là “người đọc” (reader).

Thật ra thì “ngày nay để nói dối một cách trôi chảy sẽ khó khăn hơn so với 100 năm trước đây” (it is harder to get away with lying today compared to 100 years ago) vì một lẽ đơn giản là người ta có thể nhấc điện thoại kiểm tra một sự kiện trong khi cách đây một “thế kỷ” (century) không thể làm được việc này. 

Chân dung kẻ nói dối – L I A R


***

“Thực tế” (reality) cho thấy không hẳn cứ nói dối là xấu. Tiếng Anh có thuật ngữ “white lie” để chỉ những lời nói dối vô hại.

“White lie” không phải là những lời nói dối trắng trợn mà là “lời nói dối với thiện ý” (a lie with good intention). Một số nhà tâm lý học cho rằng “đôi khi không nói thật lại có lợi cho người khác” (there are times when the best interests of the other person are served by not giving all the truth).

Ở vào những trường hợp này, các nghiên cứu cho thấy người ta nói dối trong “các tình huống giao tế” (social situations) chẳng hạn như “cười vì chuyện tiếu lâm nhưng thực sự bạn thấy chuyện đó chẳng đáng cười chút nào” (laughing at a joke that you really don’t find funny).

Hoặc giả bà vợ hỏi chồng “Em trông ra sao với chiếc áo đầm này?” (How do I look in this dress?). Ông chồng trả lời gọn lỏn “Được đấy!” (It’s OK) thay vì nói thật “Trông tệ quá!” (It looks horrible!).

Như vậy “white lie” giúp “duy trì mối quan hệ” (maintain relationship) và “khiến cuộc sống dễ chịu hơn” (make life more pleasant). Dưới đây là một số câu nói theo kiểu “đãi bôi”:


· “Tôi đang định gọi cho bạn” (I was just about to call you): kỳ thật tôi không gọi!


· “Xin lỗi, tôi đến trễ vì kẹt xe kinh khủng” (Sorry I’m late, traffic was terrible): thật ra vì lý do khác…


· “Trông em tuyệt quá” (You look great!): thực sự em không đẹp đến độ đó…


· “Món này ngon quá” (This is delicious): thật ra nó cũng thường thôi…


· “Tôi hoàn toàn đồng ý với ông” (I completely agree with you): nói vậy chứ không phải vậy đâu!


· “Bí mật của bạn sẽ được tôi giữ kín” (Your secret is safe with me): nhưng không hứa đâu nhé! 



Những “white lies” phổ biến


***

Làm thế nào để phát hiện người ta nói dối? Người nói dối thường có những biểu hiện dưới đây:


· “Tránh tiếp xúc qua mắt” (avoidance of eye contact) hoặc “nhìn sang nơi khác trong khi nói chuyện” (turning away while talking)


· “Có sự khác thường trong việc lên xuống giọng, cách dùng từ và cấu trúc câu” (unusual voice fluctuations, word choice and sentence structure)


· “Có vệt mồ hôi trên trán dù không phải là một ngày nóng bức” (a line of perspiration on the brow although it isn’t a warm day)


· “Cung cấp thông tin và chi tiết nhiều hơn cần thiết” (providing more information and specifics than necessary)


· “Liên tục chối những lời buộc tội” (continually denying accusations)


· “Ngôn ngữ của tay chân và sự biểu lộ trên khuôn mặt không ăn khớp với những điều nói ra” (body language and facial expressions don’t match what is being said)


· “Thái độ ứng xử khác lạ” (unusual behaviors)


· “Điềm tĩnh một cách khác thường” (uncommon calmness)


· “Lặp lại chữ “Không” nhiều lần” (repeat “No” several times)


· “Do dự” (being hesitant)


· “Rờ cằm hoặc xoa trán” (touching the chin or rubbing the brow)


· “Ngại rờ vào người vợ (hoặc chồng) trong lúc nói chuyện” (unwillingness to touch spouse during conversation).


Rất ít người nói dối có tất cả những biểu hiện trên nhưng thế nào họ cũng mắc phải một vài dấu hiệu trong số này. Lời khuyên cuối cùng là khi nghi ngờ ai đó nói dối với mình, bạn hãy đặt ra nhiều câu hỏi với người đó để tìm sự thật.


“Thà bị tát bằng sự thật còn hơn được hôn bằng sự dối trá”


***

Chú thích:


[*] Ngày 27/12/2003 Martha Stewart đã bán đi số cổ phiếu của Công ty ImClone trị giá 230.000 đô la. Ngay hôm sau, FDA thông báo thuốc của của công ty dược phẩm này bị cấm trên toàn nước Mỹ. Dù Steward khẳng định mình “vô tội” (innocence) nhưng ngày 16/07/2004 tòa vẫn tuyên án “có tội” (guilty) và chịu hình phạt 5 tháng tù giam, 5 tháng “quản thúc tại gia” (home confinement) và 2 năm “thử thách” (probation).


Stewart đã phạm các tội “nói dối trong việc bán ra cố phiếu” (lying about stock sale), “đồng lõa” (conspiracy) và “cản trở” (obstruction) việc thực thi “công lý” (justice).


***
--> Read more..

Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

Nói dối: Một căn bệnh trầm kha của nhân loại (1)

HỌC BÁO TIẾNG ANH
Kiến Thức Ngày Nay, số 508, ngày 10/09/2004

***

Rất nhiều cuộc “nghiên cứu” (research) được thực hiện trên khắp thế giới trong thời gian gần đây xoay quanh vấn đề “Ai, tại sao và bằng cách nào người ta nói dối?” (Who, why and how people lie?).

Tiến sĩ Charles Bond, “giáo sư tâm lý học” (professor of psychology) tại Đại học Texas, cho biết câu hỏi mà ông thường gặp nhất là: “Làm thế nào để biết người ta đang nói dối?” (How can you tell when someone is lying?).

Giá như “cái mũi của Pinocchio cứ dài ra theo lời nói dối” (Pinocchio’s nose grew with each lie) thì chuyện nói dối không còn là vấn đề khó phát hiện. Pinocchio là một “nhân vật hư cấu” (fictional character) trong “truyện dành cho thiếu nhi” (children’s novel) của nhà văn người Ý, Carlo Collodi.

Trong tác phẩm “Những cuộc phiêu lưu của Pinocchio” (The adventure of Pinocchio), xuất bản năm 1883, Collodi kể về  một chú bé “người rối bằng gỗ” (wooden puppet) với cái mũi ngày một dài ra theo những lời nói dối. Pinocchio sau này xuất hiện trong nhiều bộ phim và được coi là “một trong những nhân vật được tái hiện nhiều nhất” (one of the most re-imagined characters) trong “văn học thiếu nhi” (children's literature).

Cái mũi của Pinocchio

Theo GS Bond, một cuộc nghiên cứu gần đây nhất tại 75 quốc gia cho thấy là có đến “2/3 số người được tham khảo ý kiến” (two-third of those polled) cho rằng “cặp mắt gian xảo” (shifty eyes) chính là “dấu hiệu của kẻ nói dối” (hallmark of a liar).

Thông thường thì “những kẻ nói dối không dám nhìn thẳng vào mắt bạn” (liars dare not look you in the eye). Tuy nhiên, “một số người Hồi giáo” (some Muslims) lại tin rằng “những kẻ nói dối lại càng nhìn thẳng vào mắt bạn khi dối trá” (liars look you in the eye more when lying).

Giáo sư Bond cho rằng “sự tiếp xúc qua ánh mắt” (eye contact) “tạo nên một người trông có vẻ trung thực” (makes a person look honest). Nói khác đi, “khuôn mặt của con người” (a person’s face) nói lên “người đó trung thực đến mức độ nào” (how honest they appear).

“Những khuôn mặt tựa trẻ thơ” (baby-faces) thường được coi là có tính trung thực hơn “những khuôn mặt trưởng thành” (mature faces) vì chúng tạo “một vẻ ngây thơ” (an innocent look).

Bond lập luận: “Ngay từ khi còn nhỏ đã có những nét khác biệt về giải phẫu học đối với những người ưa nói dối” (As a kid, there are anatomical differences for people who like to lie). “Thói quen nói dối” (habit of lying) được hình thành theo thời gian, ngay từ nhỏ thói quen này có thể “phát triển” (develop) hay bị “ngăn chặn” (prevent) bởi sự giáo dục của cha mẹ.

“Kẻ nói dối nguy hiểm nhất chính là những kẻ tin rằng họ nói thật”

Theo “trợ lý giáo sư” (assistance professor) Charles Raison, thuộc “Khoa Tâm thần và Cư xử” (Department of Psychiatry and Behavior Science), nói dối bao gồm “một phạm trù rộng lớn” (a wide spectrum), từ việc “không một ai lúc nào cũng nói thật” (nobody tells the truth all the time) đến “những người kể các chuyện bịa đặt to tát” (people that tell huge tales).

Raison cho rằng: “Riêng ở trẻ em, “thỉnh thoảng nói dối” (to lie every once in a while) được coi như “một hiện tượng bình thường trong tiến trình phát triển” (a normal phenomenon in the development process). Đó là những ứng xử nhằm đạt được “sự chú ý của người lớn” (adults’ attention) hoặc “trong tình trạng bị bắt nạt” (in the state of bullying)”.

Tuy nhiên, nếu “nói dối ở mức độ thường xuyên” (to lie at a constant level), trẻ sẽ hình thành một thói quen khiến chúng ”gặp rắc rối” (get into trouble) và biến thành “những nét đặc thù lâu dài khi trở thành người lớn” (long-term traits when they become adults).

Raison cho rằng “việc nói dối liên tục trong thời thơ ấu là một triệu chứng tiềm tàng của một vấn đề nghiêm trọng trong suốt cuộc đời” (repeated lying in childhood is potential symtom of a lifelong serious problem).

Theo kết quả nghiên cứu của GS Bond, “khả năng phát hiện người nói dối thay đổi theo khu vực địa lý” (the ability to detect a liar veries geographically). Khoảng 50% người Mỹ cho rằng họ có thể biết được kẻ đang nói dối, trong khi đó, tỷ lệ này ở “Na Uy” (Norway) và “Thụy Điển” (Sweden) lại thấp hơn. “Người Thổ Nhĩ Kỳ” (Turks) và “Acmenia” (Armenians) đạt mức độ 70%... nhìn chung bình quân trên quy mô toàn thế giới, người ta có thể phát hiện người nói dối với mức độ 53%.

“Đừng bao giờ nói dối với người tin tưởng bạn.
Đừng bao giờ tin tưởng những người nói dối bạn”

Cũng có những người được coi là “nói dối một cách bệnh hoạn” (pathological liar) vì đó là “bản chất của họ từ bé” (their nature from the childhood). Tuy nhiên, đối với đa số, họ chỉ nói dối “như một cách chống đỡ khiến họ cảm thấy dễ chịu hơn” (as a defense to make themselves feel better).

Chẳng hạn như trong một bữa tiệc, người khách nói dối là ông ta “tốt nghiệp Đại học Harvard” (graduated from Harvard University) nhưng thật ra ông ta chỉ mới học hết trung học. Sự nói dối này xuất phát từ ý tưởng ông ta “cảm thấy hổ thẹn vì điều mà ông ta không hài lòng về mình” (feel ashamed of something he doesn’t feel good enough for who he is). Thường thì những lời nói dối đại loại như vậy “không có ý làm hại ai” (mean no harm to anybody) nhưng không biết chừng chính bản thân người nói dối có thể gặp rắc rối.

Những người được coi là “thần kinh không ổn định” (psychopaths) thường là “những người nói dối rất giỏi” (very good liars) vì họ không có “những phản ứng xúc động” (emotional responses) khi họ nói dối. Điều này được giải thích ở những người bình thường khi nói dối sẽ “cảm thấy không thoải mái” (feel some discomfort) và sự bất ổn đó “biểu hiện qua khuôn mặt, cử chỉ và phong cách” (show up in their faces, manners and styles).

“Đã một lần là kẻ lừa dối, sẽ LUÔN LUÔN là kẻ dối trá”

Trong tiếng Anh, để đề cao sự trung thực trước tòa án, có “một lời tuyên thệ phổ biến” (a popular oath): “The truth, the whole truth and nothing but the truth” (Sự thật, tất cả sự thật và không gì ngoài sự thật). Thế nhưng, “sự trung thực có thể không phải lúc nào cũng là cách xử sự tốt nhất” (honesty may not always be the best policy)!

Chẳng hạn như trong “giới y học” (medical circle), “có nhiều khi không tiết lộ tất cả sự thật lại có lợi hơn là có hại” (there are certain times when not revealing the whole truth is more beneficial than harmful). Các bác sĩ thường nói dối để “bệnh nhân đang ở vào giai đoạn cuối” (patients with terminal phase), như “ung thư” (cancer), có thể “sống lâu hơn nhờ vào hy vọng” (live longer with hope).

(Còn tiếp)


***
--> Read more..

Online

Since 17/01/2016

Now online

Flag Counter
Since 20/12/2015

Popular posts