"Dân tộc Palestine không có được sự nhận diện quốc gia. Tôi, Yasser Arafat, người của định mệnh, sẽ đem lại cho họ sự nhận diện đó thông qua cuộc đối đầu với Israel"
Ngày 12/11/2004, ông Yasser Arafat, "lãnh tụ người Palestine" (Palestinian leader), "đã được chôn cất" (to be buried) "trong sự thương tiếc và hỗn loạn" (in grief and chaos) của hàng ngàn người Palestine.
Họ đã leo tường vào khu đất chôn ông để cố lao vào gần "quan tài" (coffin), bất chấp "các loạt súng bắn chỉ thiên" (volleys of gunfire in to the sky) của "nhân viên an ninh Palestine" (Palestinian security guard). Cố chạm tay vào chiếc quan tài, "hàng loạt những người chịu tang cuồng nhiệt đã đạp cả lên tấm thảm đỏ" (fenzied flows of mourners trampled the red carpet) khi hai chiếc "trực thăng" (helicopter) của Ai Cập chở ông Arafat và "đoàn tùy tùng" (entourage) trở về quê nhà.
Tờ New York Times (NYT) mô tả đám tang của ông Arafat: “Tiếng than khóc và cầu nguyện” (wails and chants) chen lẫn tiếng súng nổi lên khắp mọi nơi... “Chúng tôi nguyện hy sinh xương máu và linh hồn để cứu rỗi ông” (We will sacrifice our blodd and souls to redeem you).
Trong hơn một tiếng đồng hồ, lực lượng an ninh và “các lãnh tụ chính trị” (political leaders) đã làm hết sức mình để kiểm soát đám đông khoảng 20.000 người và cuối cùng đã quyết định “bỏ phần lễ tang dành cho quan khách” (skip a mourning ceremony for dignitaries) để ông Arafat “được nằm xuống một cách mau chóng” (was quickly lowered into the ground).
Quang cảnh tại Palestine “tương phản với buổi lễ tang chính thức của ông Arafat mang tính trang trọng và khô khan tại Cairo trước đó” (contrast to the official and sterile dignity of Mr. Arafat funeral service earlier in the day), buổi lễ này chỉ dành riêng cho các quan chức.
Tuy nhiên, lễ tang tại Ai Cập là “một dịp đặc biệt để các lãnh đạo Ả Rập bày tỏ sự tôn kính đối với ông Arafat” (a chance for Arab leaders in particular to pay homage to Mr. Arafat), họ là những người “không muốn đi đến vùng lãnh thổ Do Thái chiếm đóng” (did not want to travel into Israel-occupied territory).
Ai Cập cũng là nơi vợ ông Arafat, bà Suha, và con gái Zhawa, 9 tuổi, “bày tỏ sự kính trọng trong nước mắt” (paid their tearful respects) đối với người “đã tân tụy trong suốt sự nghiệp 40 năm cho một nhà nước Palestine độc lập” (devoted his 40-year-career for an independent Palestinian state).
Tại Palestine, Nisrin Dakaba, 25 tuổi, nói với phóng viên NYT: “Đối với tôi, ông Arafat như là một người cha” (Mr. Arafat is like a father to me), “với tôi ông không chết” (to me he did not die). “Ông ở trong trái tim tôi” (he is in my heart), và “tôi sẽ không bao giờ quên ngày này trong suốt cuộc đời tôi” (I will never forget this day in all my life)".
Cũng có những người như Mazen Qupty, “một người Do Thái gốc Palestine” (a Palestinian Asraeli), đã đi bộ cùng con trai qua “các trạm kiểm soát của Israel” (Israeli checkpoints) để tham dự “giây phút lich sử trong cuộc đời của người dân Palestine” (historic moment in the life of the Palestinian people).
Qupty nói về ông Arafat: “Đây là một ngày buồn, “thật đáng buồn khi bị mất ông” (it’s sad to loose him), cho dù bạn có đồng tình với ông hay không” (whether you agreed with him or not)”. Theo Qupty, “Đây cũng là một ngày để toàn thế giới biết là người Palestine quan tâm đến hòa bình” (it’s also a day to show all the world that Palestinians care for peace) và rằng chính Sharon, chứ không phải Arafat, là “trở ngại thực sự cho nền hòa bình” (the real obstacle to peace)". Qupty ám chỉ Ariel Sharon, đương kim “Thủ tướng Israel” (Israel’s Prime Minister).
Cái bắt tay lịch sử giữa Sharon và Arafat trước sự chứng kiến của TT Clinton, ngày 13/9/1993 tại Washington D.C. |
Giáo sư Daoud Kuttab, thuộc Đại học Al Quds, thành phố Jerusalem, người đã bị ông Arafat “bỏ tù trong một tuần” (jail for a week) vào năm 1997 vì tội “tố cáo tham nhũng” (denouncing corruption) cho biết:
“Sức thu hút” (charisma) của Arafat và “những gì ông làm được cho người dân Palestine” (what he’s done for the Palestinian people) khiến chúng ta “tha thứ cho ông những lỗi lầm” (forgive him his mistakes). “Đối với ông, tôi hoàn toàn không có sự cay đắng” (I have no bitterness to him at all)".
Kuttab cho rằng người Palestine sẽ nhớ mãi ông Arafat là người đã “từ chối nhượng bộ một số nguyên tắc cơ bản” (refuse to yield on a certain basic principles): “Ông đã từ chối việc nhượng bộ Jerusalem, “về việc công nhận biên giới năm 1967 và đề ra nghị quyết công bằng cho vấn đề người tị nạn” (recognition of the 1967 borders and a fair resolution of the refugee issue)”.
Mahmoud Abbas, “người kế nhiệm nổi bật nhất của ông Arafat” (Arafat’s most prominent successor), có thể có “những chiến lược khác” (different tactics), đặc biệt là việc ông lên án chủ nghĩa khủng bố” (especially with his condemnation of terrorism) và “những vụ ném bom tự sát” (suicide bombings). Tuy nhiên, đối với ông Abbas, tựu chung “những mục tiêu chính trị cơ bản sẽ không khác nhiều so với người tiền nhiệm” (fundamental political goals are little different from the predecessor).
Người Palestine cũng rất “tự hào về sự tôn kính ông Arafat” (proud of the respect shown to Mr. Arafat) của Tổng thống Pháp, Jacques Chirac, cũng như của “các lãnh tụ Phương Tây và Ả Rập tại Ai Cập” (Western and Arab leaders in Egypt). Riêng chính phủ Israel không phái một quan chức nào đến dự lễ tang ông Arafat. Đối với Israel, người Palestine bị coi là “những thành phần khủng bố” (terrorist elements).
Yosef Lapid, “Bộ trường Tư pháp Israel” (Israeli Justice Minister) phát biểu với hãng thông tấn Reuters: “Tôi không nghĩ là chúng tôi nên cử đại diện đến dự tang lễ của người đã giết hại hàng ngàn người dân của chúng tôi” (I do not think we should send a representative to the funeral of somebody who killed thousands of our people)”.
Dù sao đi nữa, ông Arafat vẫn là “một lãnh tụ có tầm vóc thế giới” (a global leader).
Nguyễn Ngọc Chính.
HỌC BÁO TIẾNG ANH(Kiến Thức Ngày Nay, số 515, ngày 01/12/2004)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét