Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Tiếng Anh khá là… rắc rối!

“Học Báo Tiếng Anh”
(Bộ mới)

***

Một số người cho rằng tiếng Anh là… “một ngôn ngữ dễ học nhất” (an easiest language to learn). Lý do, theo họ, là vì tiếng Anh không phân biệt “giống đực” (male, masculinity) hay “giống cái” (female, femininity) nếu như so với tiếng Pháp…

Một số người lại phản đối: Nói vậy chứ không phải vậy đâu vì ngôn ngữ này hoàn toàn “không dễ để làm chủ” (it’s not easy to master). Thậm chí có người còn nói “tiếng Anh là một ngôn ngữ khùng điên” (English is a crazy language) hay nhẹ nhàng hơn, tiếng Anh khá là “kỳ quái” (bizarre)!


Theo trang mạng Baba-Mail, có người lại nói tiếng Anh thật “tức cười” (funny) nếu không muốn nói là “khùng điên” (crazy)! Này nhé, trong “eggplant” (cây cà, quả cà) làm gì có “trứng” (egg)! Cũng chẳng có “thịt heo sông khói” (ham) trong bánh “hamburger” (bánh mì tròn có nhân thịt bò xay)!

“English muffins” (bánh nướng xốp kiểu Anh) lại không có xuất xứ từ nước Anh cũng như “French fries” (khoai tây chiên theo kiểu Pháp) đâu phải từ nước Pháp! “Sweetmeats” (kẹo, bánh) không có “meat” (thịt) trong khi “sweetbreads” lại chính là thịt bê, thịt cừu… chẳng có gì liên quan đến kẹo bánh mà cũng chẳng có nghĩa là bánh mì (bread)!

Gọi là “sweetbreads” nhưng chẳng có miếng bánh mì nào!

Ô mai của Việt Nam cũng là một loại… “Sweetmeats”

Thế cho nên, có những từ tiếng Anh không thể nào đoán mò. Chẳng hạn như “boxing ring”: nếu cứ đoán mò từng chữ, ta có “boxing” là môn quyền Anh, còn “ring” là cái nhẫn đeo ở trên ngón tay. Nếu ghép cả 2 nghĩa trong tiếng Việt thì chẳng biết “boxing ring” nên gọi là cái gì đây?

Cũng bởi người học tiếng Anh làm sao biết ngoài cái nhẫn, “ring” còn có nghĩa là cái vòng cho nên “boxing ring” là võ đài. Nếu “ring” là cái vòng thì phải có hình tròn nhưng đằng này võ đài là một hình vuông! Thế cho nên nhiều người nói: “English is a crazy language”!

Tiếng Anh nói vậy nhưng không phải vậy! Lần đầu tiên gặp từ ngữ “guinea pig” bạn liên tưởng ngay đến Guinea mà trong tiếng Việt gọi là xứ Ghi Nê ở tận phía tây châu Phi, ngày xưa là thuộc địa của Pháp. “Guinea” lại còn được dùng để chỉ đồng tiền vàng được đúc ở bên Anh trong khoảng từ năm 1663 đến 1814. Còn “pig” thì dễ quá, con heo hay con lợn cũng thế. Như vậy ghép lại cũng hơi lạ: “guinea pig” là con heo bên Ghi Nê.

Đồng “Half Guinea” in hình Vua George III, đúc tại Anh, năm 1808

Bạn sẽ lầm to! “Guinea pig” chẳng liên quan gì đến tiền tệ hay địa lý thế giới, còn “pig” trong trường hợp này cũng chẳng phải là con lợn mà thực ra lại là… con chuột. Trong y học người ta hay nói đến giống “chuột lang” được nuôi trong phòng thí nghiệm để sẵn sàng đi tiên phong thay con người làm thí nghiệm!  

“Chuột lang” còn được gọi là con bọ ở miền Nam, thuộc bộ Gặm nhấm. Mặc dù trong tiếng Anh chúng có tên thông thường là "guinea pig" nhưng chúng không thuộc họ Lợn và cũng không có nguồn gốc từ Ghi Nê, Tây Phi, mà chúng đến từ dãy núi Andes ở tận châu Mỹ.

Tên của con vật này mang ý nghĩa lợn trong nhiều ngôn ngữ châu Âu. Ngườ Đức gọi chúng là “Meerschweinchen”, nghĩa là "lợn con biển", tiếng Pháp là “Cochon d'Inde” (lợn Ấn Độ) hoặc “cobaye”. Người Trung Quốc gọi chúng là “lợn Hòa Lan” (兰猪). Tựu chung, đa số các ngôn ngữ dành cho “chuột lang” có nguồn gốc từ tiếng Anh “guinea pig”.

“Guinea pig” không phải là heo mà là… “chuột lang”

Người ta lại bảo “English language is funny”! Chẳng hạn như khi nghe nói “There is a slim chance that I will arrive on Monday”  người nghe hiểu là chuyện đến vào ngày Thứ Hai rất khó xảy ra vì đó là “slim chance” với ý “slim” trong tiếng Anh là mong manh, mảnh khảnh, gầy còm…

Ngược lại với “slim”“fat”. Tiếng Anh có thành ngữ (idiom) “a fat chance”, hiểu theo tiếng lóng là sự đen đủi, sự không may, trong đó có “fat” với hàm ý béo tốt… Hóa ra “slim” hay “fat” cũng cùng một ý khi đi với chữ “chance” dù hai từ này có nghĩa trái ngược hẳn với nhau!

Có gì khác biệt giữa “wise man”“wise guy”“man”“guy” đều ám chỉ người? “Wise man” đơn giản là người thông minh, thông thái, uyên thâm. “Thánh kinh” (Bible) kể chuyện khi Chúa sinh ra đời có “3 nhà thông thái” (three wise men) mang quà đến mừng hài nhi. Ngày nay, trên “thiệp Giáng sinh” (Chirsitmas card) chúng ta vẫn thấy cảnh thăm viếng này.

Chúa hài đồng và “wise men”

Khác với “wise man”,  “wise guy” (hay “wiseguy” viết liền nhau) lại là thuật ngữ chỉ băng đảng “xã hội đen” Mafia mà văn chương-nghệ thuật Anh tốn không biết bao nhiêu giấy mực về loại người này. Năm 1986, Nicholas Pileggi viết cuốn tiểu thuyết “Wiseguy” và sau đó được dựng thành phim “Goodfellas”. “Wise Guys” cũng là tên của 2 cuốn phim do Claude Chabrol đạo diễn năm 1961 và Brian de Palma  năm 1986.  

Tóm lại, “wise man” là một từ dùng cho lời khen tặng, trong khi “wise guy” lại dùng với ý mỉa mai cho lời chê bai. Tiếng Anh “tức cười” là vậy.


***
--> Read more..

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2016

Không thể nào quên…

Học Báo Tiếng Anh
(Bộ mới)

***

*         Học Báo Tiếng Anh (Kiến Thức Ngày Nay) là những bài đã được đăng trên tạp chí KTNN
*         Học Báo Tiếng Anh (Bộ mới) là những bài được viết sau này, kể từ năm 2016


***

Một buổi sáng Thứ Ba đẹp trời, ngày 11 tháng 9 năm 2001, nước Mỹ đã bị một loạt 4 cuộc tấn công khủng bố (a series of 4 terrorist attacks), thủ phạm (culprit) là nhóm khủng bố Hồi giáo al-Qaeda (Islamic terrorist group al-Qaeda).

Con số thống kê (statistics) cho thấy có 2.996 người chết (deads), hơn 6.000 người bị thương (injured). Thiệt hại vật chất (material damage) bao gồm ít nhất là 10 tỷ đô-la (at least $10 billion) về tài sản (property) và cơ sở hạ tầng (infrastructure). Con số thiệt hại cuối cùng có thể lên tới 3 nghìn tỷ (trillion).   

Sự hủy diệt (destruction) tại New York còn gây nên những tổn thất nghiêm trọng (serious damages) đến các thị trường chứng khoán toàn cầu (global stock markets). Riêng Thị trường Chứng khoán Hoa Kỳ phải đóng cửa từ ngày 11 đến 17/09/2016 và các phi trường dân sự (civilian airspace) tại Hoa Kỳ và Canada bị đóng cửa đến ngày 13/09/2001.

Mãi đến tháng 5/2002 việc dọn dẹp (cleanup) khu vực Trung tâm Thương mại Thế giới (World Trade Center) tại New York và Ngũ Giác Đài (the Pentagon) tại Washington D.C  mới hoàn tất. Công trình xây dựng một trung tâm mới được chính thức khánh thành (officially opened) vào ngày 3/11/2014.  

Rất nhiều đài kỷ niệm đã được xây dựng, trong số đó phải kể tới Bảo tàng & Nhà Lưu niệm Quốc gia (the National Memorial & Museum) tại Thành phố New York, Đài kỷ niệm Ngũ Giác Đài (the Pentagon Memorial) tại Arlington, Virginia, và Đài kỷ niệm Quốc gia Chuyến bay 93 (the Flight 93 National Memorial) tại Shanksville, Pennsylvania.

Báo chí thế giới đưa tin về ngày 11/09/2001

Sự kiện bắt đầu từ 4 chiếc máy bay thuộc hai hãng hàng không dân sự lớn của Hoa Kỳ (two major U.S. passenger air carriers) - United Airlines và American Airlines - xuất phát từ các phi trường thuộc vùng đông bắc (northeastern) nước Mỹ đi  Canada đã bị không tặc (hijacked) bởi 19 tên khủng bố al-Qaeda (al-Qaeda terrorists). Bọn không tặc cố ý nhắm vào các chuyến bay đường dài (long flights), sử dụng những chiếc Boeing cỡ lớn chứa đầy nhiên liệu (heavily fueled).

Hai trong số 4 phi cơ đó - Chuyến bay số 11 của hãng American Airlines (American Airlines Flight 11) và Chuyến bay số 175 của hãng United Airlines (United Airlines Flight 175) - đã đâm vào tòa tháp Nam và Bắc (the North and South towers) của Trung tâm Thương mại Thế giới tại thành phố New York.

Chuyến bay 11 là một chiếc Boeing 767, khở hành (depart) tại phi trường Logan lúc 7:59 với phi hành đoàn (flight crew) 11 người và 76 hành khách (passenger) không kể 5 tên không tặc (hijacker). Những tên không tặc đã điều khiển phi cơ đâm vào Tháp Phía Bắc (North Tower) thuộc khu Trung tâm Thương mại Thế giới vào lúc 8:46 sáng ngày 11/09/2001.

Ảnh chụp vào tối ngày 11/09/2001: Một xe cảnh sát bị nằm giữa đống đổ nát

Chuyến bay thứ hai, mang số hiệu 175, cũng là một chiếc Boeing 767, xuất phát cùng phi trường như Chuyến bay 11 vào lúc 8:14 trên đường (en route) đến Los Angeles với phi hành đoàn 9 người và 51 hành khách cùng 5 tên không, tặc đâm vào Tháp Phía Nam (South Tower) vào lúc 9:30 cùng ngày. 

Chỉ trong vòng 1g42 phút, cả hai tòa tháp 110 tầng (110-story tower) đã sụp đổ (collapsed), gây ra những đám cháy (fire) khiến các tòa nhà khác của khu Trung tâm Thương mại Thế giới bị phá hủy một phần hoặc toàn bộ (partial or complete). Tính ra có tới 10 tòa nhà xung quanh (surrounding structures) trong đó có cả một tòa tháp 47 tầng (47-story tower).  

Khu vực đổ nát tại đây được báo chí gọi là “Ground Zero”. Trong một vụ nổ bom nguyên tử (nuclear explosion), thuật ngữ “Ground Zero” hàm ý nơi quả bom tiếp xúc với mặt đất gần điểm nổ nhất (the point on the earth's surface closest to a detonation). Các phóng viên đã mô tả khu vực Trung tâm Thương mại Thế giới là “Ground Zero”.
  
Tạp chí Time và “bìa tang đen” ngày 11/09/2001

Chuyến bay thứ 3, mang ký hiệu 77 của hãng American Airlines, một chiếc Boeing 757, xuất phát từ Phi trường Quốc tế Dulles (Dulles International Airport) tại Washington D.C lúc 8:20 trên đường đến Los Angeles với phi hành đoàn 6 người và 53 hành khách, không kể 5 tên không tặc.

Phi cơ đã bị không tặc khống chế để bay về Ngũ Giác Đài, Tổng hành dinh của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (Headquarters of the United States Department of Defense) tại Virginia vào lúc 9:37 sáng. Ngũ Giác Đài bị hư hại một phần (partial damaged) tại phía tây (western side) của tòa nhà khi phi cơ đâm xuống. 125 nhân viên quân sự và dân sự (military personnel and civilians) đã thiệt mạng.

Ngũ Giác Đài ngày 11/09/2001

Chuyến bay thứ 4, mang ký hiệu 93, là chiếc Boeing 757, xuất phát từ Phi trường Quốc tế Newark (Newark International Airport) lúc 8:42, trực chỉ thành phố San Francisco với phi hành đoàn 7 người, 33 hành khách, không kể những kẻ không tặc.

Khi hành khách tìm cách khống chế (subdue) không tặc, chiếc phi cơ bị rơi (crash) xuống một cách đồng gần Shanksville, Pennsylvania, vào lúc 10:03. Đây là một sự cố làm chết người lớn nhất (the deadliest incident) đối với lính cứu hỏa (firefighter) và các nhân viên thực thị luật pháp (law enforcement officers) trong lịch sử Hoa Kỳ. Đã có đến 343 lính cứu hỏa và 72 nhân viên thi hành luật pháp hy sinh.

Hình bìa tạp chí Newsweek: Lính cứu hỏa tại New York trong ngày 11/09/2001

Đáp lại cuộc tấn công khủng bố của al-Qaeda, Hoa Kỳ tung ra Cuộc chiến tranh với Khủng bố (launch the War on Terror) trong đó bao gồm việc thâm nhập (infiltration) Afghanistan để hạ bệ (depose) Taliban, được coi là sào huyệt (den) của al-Qaeda. Cho dù Osama bin Laden, lãnh tụ (leader) al-Qaeda, chối bỏ bất kỳ sự can dự nào (denied any involvement).

Tuy nhiên, năm 2004, Osama bin Laden đã nhận trách nhiệm (claimed responsibility) trong sự kiện ngày 11/09/2001. Tháng 5/2011, một toán thuộc lực lượng SEAL T6 (SEAL Team Six) của quân đội Hoa Kỳ đã ám sát (assassinate) tên trùm khủng bố này.

Xin nói thêm, SEAL là chữ viết tắt của “Sea, Air, Land”, là một lực lượng đặc nhiệm (special force) của Hải quân Hoa Kỳ (US Navy)  có chức năng (function) thực hiện các cuộc hành quân theo đơn vị nhỏ (small-unit operations) tại các vùng sông ngòi (river), biển cả (ocean), đầm lầy (swamp), đồng bằng (delta) hay duyên hải (coastline).  

US Navy SEAL

* Mời các bạn coi lại 4 tập video với nhan đề “Terrorist Attacks of September 11, 2001” tại: 
để… Không thể nào quên!



***

--> Read more..

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016

Hiện tượng Harry Potter (2)

HỌC BÁO TIẾNG ANH
Kiến Thức Ngày Nay, số 504, ngày 10/08/2004

***

(Tiếp theo)

Joanne Rowling, tác giả bộ truyện Harry Potter, sinh trưởng tại Bristil, Anh Quốc. Sau khi tốt nghiệp Đại học Exeter, “bà kiếm việc làm chân thư ký” (she found work as a secretary), chuyển sang dạy tiếng Anh tại “Bồ Đào Nha” (Portugal) và cuối cùng về Edinburgh, Scotland, sống cùng chồng và hai con gái.

Rowling tâm sự trên trang Web riêng của mình: “Tôi là một người may mắn lạ thường” (I am an extraordinary lucky person), được làm điều yêu thích nhất trên đời (doing what I love best in the world). Tôi chắc chắn mình sẽ mãi là một nhà văn (I’m sure that I will always be a writer). Quả là một điều tuyệt vời khi tập truyện được xuất bản (it was wonderful enough just to be publish). Phần thưởng lớn nhất của nhà văn chính là sự nhiệt tình của độc giả (The greatest reward to a writers the enthusisams of the readers)”.

Joanne Rowling

Sự thành công của loạt truyện Harry Potter “đã gây ra một cuộc bàn cãi sôi nổi giữa các nhà lý luận văn học thế giới” (provoked a lively discussion among world leterary theorists), họ bàn về “những ý nghĩa tiềm ẩn của câu chuyện” (the novels’ underlying ideas).

Illas Yocaris, “giáo sư về lý luận văn chương” (professor of literary theory) thuộc “Viện Đại học Sư phạm (University Institute of Teacher Training) tại Nice (Pháp) cho rằng người đọc Harry Potter “bị thu hút vào một thế giới thần bí” (is drawn into a magical world) của “những chiếc xe hơi biết bay” (flying cars), “những câu thần chú khiến nạn nhận ói mửa ra những con sên” (spells that make its victims spew slugs), “những cái cây có thể nổi gió” (trees that give blows), “những cuốn sách biết cắn” (books that bite), “những gia nhân lùn” (elf servants), “những bức chân dung biết tranh cãi” (portraits that argue) và “những con rồng có cái đuôi nhọn” (dragon with pointed tails).

Theo Yocaris, thế giới của Harry Potter “không có gì giống với thế giới của chúng ta” (has nothing in common with our own world) nhưng lại có “một điểm tương đồng” (a point of similarity): cả hai đều cùng là “một thế giới của sự cạnh tranh sinh tồn trong xã hội tư bản” (a world of competition for survival in the capitalist society).

Lâu đài Hogwarts, trường đào tạo phù thủy

Hogwarts trong thế giới của Harry Potter là một “trường phù thủy của tư nhân” (private sorcery school) “luôn có những cuộc chiến chống lại kẻ thù” (constanly battle against the enemies): Cornelius Fudge, “Bộ trưởng Yêu thuật” thì “bất tài” (inept); Percy Weasley, “quan chức lố bịch” (ridiculous bureaucrat) và Dolores Umbridge, “viên thanh tra đáng ghét” (an odious inspector).

“Phù thủy học việc” (apprentice sorcerers) tại Hogwarts chính là “những người tiêu dùng trong xã hội” (consumers in the society), “luôn có ước mơ đạt được mọi mục tiêu thần thông với kỹ thuật cao” (always dream of acquiring all sorts of high-tech magical objects) như cách điều khiển “cây đũa thần với hiệu suất cao” (high performance wands) hoặc “những cây chổi biết bay có thương hiệu mới nhất” (latest brand-name flying brooms) “được sản xuất bởi các tập đoàn đa quốc gia” (manufacured by multinational corporations).

Cũng vì lý do đó, Hogwarts “không chỉ là trường học mà còn là một thị trường” (not only a school but also a market), và “đối tượng của cuộc tấn công quảng cáo liên tục” (subject to an incessant advertising onslaught). Học sinh Hogwarts mua hàng tại “các cửa hiệu” (boutiques) gần trường, giữa họ với nhau cũng có “nhiều hình thức trao đổi hàng hóa” (all sort of goods bartering) và “tác giả nhấn mạnh về khả năng có thể thành công trong xã hội của những người trẻ” (the author heavily emphasizes the possibility of social success for young people) nhờ các sản phẩm thần thông của thế giới Harry Potter.


Mặt khác, “diễn biến của tập truyện” (series’ developments) cũng nói đến “sự cứng nhắc và bất lực của giới quan chức” (rigidity and incompetence of bureaucrats), “sự tầm thường của họ tương phản đậm nét với tính sáng tạo và táo bạo của các doanh nghiệp” (their mediocrity is starkly contrasted with the inventiveness and audacity of entrepreneurs).

Rowling luôn “ca tụng giới kinh doanh” (praise the business sector), chẳng hạn như Bill Weasley, người làm việc tại Gringotts, “ngân hàng của yêu tinh” (goblin bank), được chọn làm đại diện cho giới kinh doanh, đối đầu với người anh là Percy, một quan chức. Trong khi người em được mô tả là một nhà kinh doanh ”trẻ trung, năng nổ và sáng tạo” (young, dynamic and creative), người anh lại là một quan chức “tối dạ, trì độn, hạn chế và chỉ biết đến luật lệ của nhà nước” (unintelligent, obtuse, limited and devoted to state regulation).

Trong “thế giới giả tưởng” (fictional world) của Harry Potter có “một cuộc xâm lược của những kẻ theo trường phái ‘tự do mới’” (an invasion of neo-liberal) vẽ nên “một biếm họa về sự quá độ của mô hình xã hội Anglo-Saxon” (caricature of the excess of the Anglo-Saxon social model). Hogwarts trở thành “một cánh rừng tàn nhẫn” (pitiless jungle), nơi đây xảy ra sự náo loạn của “cạnh tranh và bạo động” (competition and violence).

“Điều kiện tâm lý của các phù thủy tập sự” (psycho-logical conditioning of the apprentice sorceres) được dựa trên “nền tảng của nền tảng của một nền văn hóa đối đầu” (culture of confrontation), đó là sự cạnh tranh giữa các học sinh để “đạt được mức độ hoàn hảo” (to reach the perfect level), “giữa các ‘nhà’ của Hogwarts để đạt điểm cao” (among ‘houses’ to win high points). “Chiếc Ly Lửa” (Goblet of Fire) và “mục tiêu tối thượng” (ultimate goals) là cuộc cạnh tranh giữa “Thiện và Ác” (Good and Evil).

  
Theo giáo sư Yocaris, thế giới của Harry Potter tượng trưng cho “một xã hội của chủ nghĩa tư bản tự-do-mới” (a society neo-liberal capitalism), cũng tựa như “chủ nghĩa độc tài theo kiểu Orwelll” (Orwellian totallitarianism) trong “1984”, truyện giả tưởng của George Orwell. Có điều Rowling muốn nói với giới trẻ:

“Bạn có thể tưởng tượng ra nhiều thế giới giả tưởng theo ý thích nhưng những thế giới đó vẫn bị quản lý bởi các quy luật của thị trường” (You can imagine as many fictional worlds as you want, they will still be regulated by laws of the market).


***
--> Read more..

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Hiện tượng Harry Potter (1)

HỌC BÁO TIẾNG ANH
Kiến Thức Ngày Nay, số 503, ngày 01/08/2004

***

“Phép thần thông của Harry Potter” (Harry Potter’s magic), “nhân vật tưởng tượng” (imaginative character) trong một loạt truyện dành cho thiếu nhi của nhà văn nữ người Anh, Joanne Rowling, “đã tác động đến số lượng độc giả khổng lồ thuộc mọi lứa tuổi trên khắp thế giới” (touched a huge audience oa all ages over the world).

Tại Mỹ, có khoảng gần 80 triệu sách thuộc 5 cuốn truyện đã được xuất bản và các truyện này đều thuộc “danh sách những sách bán chạy nhất” (bestseller lists) trên các tờ báo lớn như New York Times, USA TodayWall Street Journal.

Riêng cuốn truyện thứ 5, “Harry Potter và dòng [tổ chức bí mật] Phượng Hoàng” (Harry Potter and the Order of the Phoenix) đã “phá kỷ lục” (break records) với “lần in đầu tiên” (first print run) 6,8 triệu bản và in lần thứ nhì thêm 1,7 triệu bản. Đây là “một con số chưa từng có đối với bất kỳ một cuốn sách nào” (a figure unprecedented by any book).

Rowling có ý tưởng về nhân vật Harry Potter từ năm 1990, khi đang đi trên xe lửa. Bà hồi tưởng: “Harry chợt đến trong đầu óc tôi, hình thành một cách đầy đủ” (Harry just stolled into my head fully formed).

Suốt nhiều năm bà dành công sức cho cuốn sách “trong những lúc con gái của bà ngủ trưa” (while her daughter napped). Tuy nhiên, “nhiều nhà xuất bản từ chối bản thảo đã hoàn chỉnh” (several publishers turned down the finished manuscript) trước khi có một nhà xuất bản chấp nhận.

Joanne Rowling

Đó là vào năm 1998, tập truyện đầu tay “Harry Potter và viên đá của phù thủy” (Harry Potter and the Sorcerer’s Stone) được xuất bản tại Mỹ để khởi đầu cho hiện tượng “Harry-mania”, tạm dịch là “Cơn nghiện Harry”.

Ở tập truyện đầu, người đọc thuộc mọi lứa tuổi say mê nhân vật Harry Potter “cưỡi chổi bay cao trên mặt đất” (riding a broom far above the ground). Harry “không biết lấy một câu thần chú” (knows no spells), “chẳng bao giờ ấp trứng rồng” (never hatched a dragon) và cũng “chẳng bao giờ mặc áo choàng tàng hình” (never worn a cloak of invisibiliy).

Harry chỉ biết “một cuộc đời khốn khổ” (a miserable life) trong gia đình của “bà dì và ông cậu khủng khiếp” (horrible aunt and uncle) Dursleys. Ngoài ra còn có Dudley, “cậu con trai tồi tệ” (abominable son) của họ. Dudley được mệnh danh là “một kẻ bắt nạt hư đốn và vĩ đại nhất” (a greatest spoiled bully).

Phòng ngủ của Harry là “một nhà kho dưới chân cầu thang” (a closet at the foot of the stairs) và cậu chưa từng có “một bữa tiệc sinh nhật” (a birhday party) trong suốt 11 năm trời!

Mọi sự thay đổi khi Harry nhận được “một bức thư bí ẩn” (a mysterious letter) mời cậu đến “một nơi lạ thường” (an incredible place) mà những ai khi đọc Harry Potter sẽ thấy “không thể nào quên” (unforgettable): đó là “Trường Phù thủy và Ma thuật Hogwarts” (Hogwarts School for Wichcraft and Wizardry).

Tại đây, cậu bé Harry “không những tìm được bạn bè, môn thể thao trên không và phép thần thông trong mọi thứ từ lớp học cho đến bữa ăn” (he finds not only friends, aerial sports, and magic in everything to class to meal) “mà còn cả một số phận vĩ đại đang chờ đón cậu” (but a great destiny that’s been waiting for him).

Tập truyện đầu tay của Joanne Rowling:
“Harry Potter and the Sorcerer’s Stone”

Cuốn truyện thứ hai, “Harry Potter và Căn phòng của Sự bí mật” (Harry Potter and the Chamber of Secrets) – được xuất bản vào mùa xuân năm 1999. Truyện mô tả “gia đình Dursley ghê tởm đến nỗi Harry Potter chỉ muốn trở lại trường Hogwarts” (the Dursley were so hideous that all Harry Poter wanted to get back to the Hogwarts School).

Trong khi Harry chuẩn bị hành trang ra đi, cậu nhận được “lời cảnh báo từ một nhân vật ma quỷ” (a warning from an impish creature): nếu trở lại trường, “thảm họa sẽ giáng xuống” (disaster will strike).

Thảm họa đã thực sự xảy ra cho Harry trong năm thứ hai học tại Hogwarts, nhưng có lẽ “điều tồi tệ nhất là ai đó, cũng có thể là điều gì đó, khiến các học sinh tại trường biến thành đá” (the worse of all was some one, or something, start turning the students to stones). Điều oái ăm là mọi người tại Hogwarts lại “nghi ngờ thủ phạm” (suspect the culprit) chính là… Harry Potter!

“Harry Potter and the Chamber of Secrets”

Đến mùa hè năm 1999, tập truyện thứ ba với tiêu đề “Harry Potter và tù nhân tại Azkaban” (Harry Potter and the Prisoner of Azkaban) ra mắt người đọc. Azkaban là “pháo đài kinh dị” (dread fortress), nơi đây trong suốt 12 năm đã giam giữ một “tên tù khét tiếng” (infamous prisoner), Sirus Black.

Người ta nói rằng Black là “hoàng thái tử” (heir apparent) của “Vua Bóng Tối” (the Dark Lord) Voldemort. Black “bị kết tội giết hại 13 người với chỉ một lời nguyền” (convicted of killing thirteen people with a single curse). Black đã trốn khỏi Azkaban, trước đó, “những người canh giữ pháo đài” (fortress guards) có nghe hắn “lẩm bảm trong giấc ngủ” (muttering in his sleep): “Nó ở Hogwarts…” (He’s at Hogwarts…).

Harry Potter không được an toàn “dù ở trong 4 bức tường của ngôi trường thần thông” (not even within the wall of his magical school). Giữa các bạn học cùng trường, biết đâu có “một kẻ phản bội trong số họ” (a traitor in their midst).

“Harry Potter and the Prisoner of Azkaban”

Ngày 8/7/2000, “Harry Potter và chiếc ly lửa” (Harry Potter and the Goblet of Fire) trở thành “một ngày hội lớn của các cửa hàng sách vào lúc nửa đêm” (a major celebration for bookstores at midnight). Đó là giờ phát hành cuốn Harry Potter thứ tư. Chỉ trong vòng 48 tiếng, sách đã bán được 3 triệu bản. Theo tạp chí Publisher Weekly, đây là “cuốn sách bán ra nhanh nhất trong lịch sử” (the fastest-selling book in history).

Ở tập truyện này, Harry Potter đã 14 tuổi và câu chuyện xoay quanh “cuộc thi thố tài năng giữa các trường phù thủy kình địch chưa từng xảy ra trong 100 năm nay” (a competition between rival schools of magic that hasn’t happened for a hundred years).

“Harry Potter and the Goblet of Fire”

Tính đến cuốn truyện thứ năm, trên toàn thế giới có khoảng 250 triệu cuốn Harry Potter được dịch sang 61 ngôn ngữ và phát hành tại hơn 200 quốc gia.

(Còn tiếp)


***
--> Read more..

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016

Nói dối: Một căn bệnh trầm kha của nhân loại (2)

HỌC BÁO TIẾNG ANH
Kiến Thức Ngày Nay, số 509, ngày 01/10/2004
(Tiếp theo)



***



Nếu không muốn bạn tình gian dối hay nói dối thì đừng là kẻ gian dối hay nói dối.
Đừng làm những gì bạn không muốn người khác làm với bạn.
ĐƠN GIẢN THẾ THÔI



***

Ở tòa án, nói dối trước tòa được gọi là “những lời khai không trung thực” (false statements). Điển hình như vụ Martha Steward [*], “một nữ doanh nhân người Mỹ” (an American business woman) đã dính dáng vào một “vụ tai tiếng” (scandal) có liên quan đến việc “giao dịch nội gián” (insider trading) trên “thị trường chứng khoán” (stock market).


Bà Steward đã bán ra gần 4.000 “cổ phiếu” (stock) của công ty ImClone System một ngày trước khi thuốc điều trị bệnh ung thư của công ty này bị “Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm” (Food and Drug Administration – FDA) cấm sử dụng trên thị trường Mỹ. Lệnh cấm đã khiến giá cổ phiếu của Công ty “rớt một cách thảm hại” (drastically dropped) ngay sau đó.


Vì là bạn thân của “Giám đốc Điều hành” (Managing Excecutive) ImClone System nên Steward đã có được “những thông tin nội bộ” (inside informations). Khi vụ giao dịch bị phanh phui, Steward đã có những lời khai không trung thực với “Cơ quan Điều tra Liên bang” (Federal Bureau of Investigation – FBI) và “Ủy ban Chứng khoán và Thị trường Chứng khoán” (Securities and Exchange Commission – SEC). Cuối cùng, tòa tuyên bố Steward đã nói dối với FBI và SEC.


Người phụ nữ nối tiếng trong giới kinh doanh Mỹ, tuy đã 62 tuổi, nhưng vẫn phải chịu “án tù” (imprisonnement sentence) và một khoản “tiền phạt” (fine) vì việc nói dối của mình. Bên cạnh đó, Steward còn chịu một mất mát không thể nào bù đắp được, đó là “sự nhục nhã trước công chúng” (public disgrace).


Martha Steward tại tòa án


***

Nói dối trước tòa luôn phải trả giá bằng “những sự trừng phạt khá nghiêm khắc” (fairy severe penalties). Tại Hoa Kỳ, nếu bạn nói dối trước tòa và bị phát hiện, chắc chắn sẽ phải “vào tù” (go to prison). Cũng vì thế, người ta thường đưa ra lời khuyên: “Càng nói dối, người ta càng bị xã hội coi như là không đáng tin cậy” (the more one lies, the more one is to be regarded by the social world as not trustworthy).

Vấn đề là khi “người ta tự đào sâu một cái hố lớn vì sự nói dối” (a person keep digging themselves a bigger hole of lying) mà lại quên mất mình đang dối trá sẽ dẫn đến tình trạng không thể nhớ nổi mình đã “bịa đặt ra những chuyện gì” (what stories are exaggerated) và ai là người nghe những chuyện đó.


“Người nói dối thường hay quên”

***

Có một hình thức nói dối khác mà kẻ nói dối là các “nhà chính trị” (politician) và “nhà báo” (journalist). Tại Mỹ đang chuẩn bị cho “cuộc bầu cử tổng thống” (presidential election) và đây cũng chính là thời điểm các “ứng cử viên” (cadidate) nói dối và “tố cáo nhau nói dối” (accuse others of lying).

Trong lãnh vực “báo chí” (journalism) người ta không quên chuyện các “biên tập viên” (sub-editor) của tờ New York Times đã để lọt lưới “những bài báo bịa đặt” (fabricated articles) của các phóng viên. Đó cũng là một hình thức nói dối mà nạn nhân là “người đọc” (reader).

Thật ra thì “ngày nay để nói dối một cách trôi chảy sẽ khó khăn hơn so với 100 năm trước đây” (it is harder to get away with lying today compared to 100 years ago) vì một lẽ đơn giản là người ta có thể nhấc điện thoại kiểm tra một sự kiện trong khi cách đây một “thế kỷ” (century) không thể làm được việc này. 

Chân dung kẻ nói dối – L I A R


***

“Thực tế” (reality) cho thấy không hẳn cứ nói dối là xấu. Tiếng Anh có thuật ngữ “white lie” để chỉ những lời nói dối vô hại.

“White lie” không phải là những lời nói dối trắng trợn mà là “lời nói dối với thiện ý” (a lie with good intention). Một số nhà tâm lý học cho rằng “đôi khi không nói thật lại có lợi cho người khác” (there are times when the best interests of the other person are served by not giving all the truth).

Ở vào những trường hợp này, các nghiên cứu cho thấy người ta nói dối trong “các tình huống giao tế” (social situations) chẳng hạn như “cười vì chuyện tiếu lâm nhưng thực sự bạn thấy chuyện đó chẳng đáng cười chút nào” (laughing at a joke that you really don’t find funny).

Hoặc giả bà vợ hỏi chồng “Em trông ra sao với chiếc áo đầm này?” (How do I look in this dress?). Ông chồng trả lời gọn lỏn “Được đấy!” (It’s OK) thay vì nói thật “Trông tệ quá!” (It looks horrible!).

Như vậy “white lie” giúp “duy trì mối quan hệ” (maintain relationship) và “khiến cuộc sống dễ chịu hơn” (make life more pleasant). Dưới đây là một số câu nói theo kiểu “đãi bôi”:


· “Tôi đang định gọi cho bạn” (I was just about to call you): kỳ thật tôi không gọi!


· “Xin lỗi, tôi đến trễ vì kẹt xe kinh khủng” (Sorry I’m late, traffic was terrible): thật ra vì lý do khác…


· “Trông em tuyệt quá” (You look great!): thực sự em không đẹp đến độ đó…


· “Món này ngon quá” (This is delicious): thật ra nó cũng thường thôi…


· “Tôi hoàn toàn đồng ý với ông” (I completely agree with you): nói vậy chứ không phải vậy đâu!


· “Bí mật của bạn sẽ được tôi giữ kín” (Your secret is safe with me): nhưng không hứa đâu nhé! 



Những “white lies” phổ biến


***

Làm thế nào để phát hiện người ta nói dối? Người nói dối thường có những biểu hiện dưới đây:


· “Tránh tiếp xúc qua mắt” (avoidance of eye contact) hoặc “nhìn sang nơi khác trong khi nói chuyện” (turning away while talking)


· “Có sự khác thường trong việc lên xuống giọng, cách dùng từ và cấu trúc câu” (unusual voice fluctuations, word choice and sentence structure)


· “Có vệt mồ hôi trên trán dù không phải là một ngày nóng bức” (a line of perspiration on the brow although it isn’t a warm day)


· “Cung cấp thông tin và chi tiết nhiều hơn cần thiết” (providing more information and specifics than necessary)


· “Liên tục chối những lời buộc tội” (continually denying accusations)


· “Ngôn ngữ của tay chân và sự biểu lộ trên khuôn mặt không ăn khớp với những điều nói ra” (body language and facial expressions don’t match what is being said)


· “Thái độ ứng xử khác lạ” (unusual behaviors)


· “Điềm tĩnh một cách khác thường” (uncommon calmness)


· “Lặp lại chữ “Không” nhiều lần” (repeat “No” several times)


· “Do dự” (being hesitant)


· “Rờ cằm hoặc xoa trán” (touching the chin or rubbing the brow)


· “Ngại rờ vào người vợ (hoặc chồng) trong lúc nói chuyện” (unwillingness to touch spouse during conversation).


Rất ít người nói dối có tất cả những biểu hiện trên nhưng thế nào họ cũng mắc phải một vài dấu hiệu trong số này. Lời khuyên cuối cùng là khi nghi ngờ ai đó nói dối với mình, bạn hãy đặt ra nhiều câu hỏi với người đó để tìm sự thật.


“Thà bị tát bằng sự thật còn hơn được hôn bằng sự dối trá”


***

Chú thích:


[*] Ngày 27/12/2003 Martha Stewart đã bán đi số cổ phiếu của Công ty ImClone trị giá 230.000 đô la. Ngay hôm sau, FDA thông báo thuốc của của công ty dược phẩm này bị cấm trên toàn nước Mỹ. Dù Steward khẳng định mình “vô tội” (innocence) nhưng ngày 16/07/2004 tòa vẫn tuyên án “có tội” (guilty) và chịu hình phạt 5 tháng tù giam, 5 tháng “quản thúc tại gia” (home confinement) và 2 năm “thử thách” (probation).


Stewart đã phạm các tội “nói dối trong việc bán ra cố phiếu” (lying about stock sale), “đồng lõa” (conspiracy) và “cản trở” (obstruction) việc thực thi “công lý” (justice).


***
--> Read more..

Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

Nói dối: Một căn bệnh trầm kha của nhân loại (1)

HỌC BÁO TIẾNG ANH
Kiến Thức Ngày Nay, số 508, ngày 10/09/2004

***

Rất nhiều cuộc “nghiên cứu” (research) được thực hiện trên khắp thế giới trong thời gian gần đây xoay quanh vấn đề “Ai, tại sao và bằng cách nào người ta nói dối?” (Who, why and how people lie?).

Tiến sĩ Charles Bond, “giáo sư tâm lý học” (professor of psychology) tại Đại học Texas, cho biết câu hỏi mà ông thường gặp nhất là: “Làm thế nào để biết người ta đang nói dối?” (How can you tell when someone is lying?).

Giá như “cái mũi của Pinocchio cứ dài ra theo lời nói dối” (Pinocchio’s nose grew with each lie) thì chuyện nói dối không còn là vấn đề khó phát hiện. Pinocchio là một “nhân vật hư cấu” (fictional character) trong “truyện dành cho thiếu nhi” (children’s novel) của nhà văn người Ý, Carlo Collodi.

Trong tác phẩm “Những cuộc phiêu lưu của Pinocchio” (The adventure of Pinocchio), xuất bản năm 1883, Collodi kể về  một chú bé “người rối bằng gỗ” (wooden puppet) với cái mũi ngày một dài ra theo những lời nói dối. Pinocchio sau này xuất hiện trong nhiều bộ phim và được coi là “một trong những nhân vật được tái hiện nhiều nhất” (one of the most re-imagined characters) trong “văn học thiếu nhi” (children's literature).

Cái mũi của Pinocchio

Theo GS Bond, một cuộc nghiên cứu gần đây nhất tại 75 quốc gia cho thấy là có đến “2/3 số người được tham khảo ý kiến” (two-third of those polled) cho rằng “cặp mắt gian xảo” (shifty eyes) chính là “dấu hiệu của kẻ nói dối” (hallmark of a liar).

Thông thường thì “những kẻ nói dối không dám nhìn thẳng vào mắt bạn” (liars dare not look you in the eye). Tuy nhiên, “một số người Hồi giáo” (some Muslims) lại tin rằng “những kẻ nói dối lại càng nhìn thẳng vào mắt bạn khi dối trá” (liars look you in the eye more when lying).

Giáo sư Bond cho rằng “sự tiếp xúc qua ánh mắt” (eye contact) “tạo nên một người trông có vẻ trung thực” (makes a person look honest). Nói khác đi, “khuôn mặt của con người” (a person’s face) nói lên “người đó trung thực đến mức độ nào” (how honest they appear).

“Những khuôn mặt tựa trẻ thơ” (baby-faces) thường được coi là có tính trung thực hơn “những khuôn mặt trưởng thành” (mature faces) vì chúng tạo “một vẻ ngây thơ” (an innocent look).

Bond lập luận: “Ngay từ khi còn nhỏ đã có những nét khác biệt về giải phẫu học đối với những người ưa nói dối” (As a kid, there are anatomical differences for people who like to lie). “Thói quen nói dối” (habit of lying) được hình thành theo thời gian, ngay từ nhỏ thói quen này có thể “phát triển” (develop) hay bị “ngăn chặn” (prevent) bởi sự giáo dục của cha mẹ.

“Kẻ nói dối nguy hiểm nhất chính là những kẻ tin rằng họ nói thật”

Theo “trợ lý giáo sư” (assistance professor) Charles Raison, thuộc “Khoa Tâm thần và Cư xử” (Department of Psychiatry and Behavior Science), nói dối bao gồm “một phạm trù rộng lớn” (a wide spectrum), từ việc “không một ai lúc nào cũng nói thật” (nobody tells the truth all the time) đến “những người kể các chuyện bịa đặt to tát” (people that tell huge tales).

Raison cho rằng: “Riêng ở trẻ em, “thỉnh thoảng nói dối” (to lie every once in a while) được coi như “một hiện tượng bình thường trong tiến trình phát triển” (a normal phenomenon in the development process). Đó là những ứng xử nhằm đạt được “sự chú ý của người lớn” (adults’ attention) hoặc “trong tình trạng bị bắt nạt” (in the state of bullying)”.

Tuy nhiên, nếu “nói dối ở mức độ thường xuyên” (to lie at a constant level), trẻ sẽ hình thành một thói quen khiến chúng ”gặp rắc rối” (get into trouble) và biến thành “những nét đặc thù lâu dài khi trở thành người lớn” (long-term traits when they become adults).

Raison cho rằng “việc nói dối liên tục trong thời thơ ấu là một triệu chứng tiềm tàng của một vấn đề nghiêm trọng trong suốt cuộc đời” (repeated lying in childhood is potential symtom of a lifelong serious problem).

Theo kết quả nghiên cứu của GS Bond, “khả năng phát hiện người nói dối thay đổi theo khu vực địa lý” (the ability to detect a liar veries geographically). Khoảng 50% người Mỹ cho rằng họ có thể biết được kẻ đang nói dối, trong khi đó, tỷ lệ này ở “Na Uy” (Norway) và “Thụy Điển” (Sweden) lại thấp hơn. “Người Thổ Nhĩ Kỳ” (Turks) và “Acmenia” (Armenians) đạt mức độ 70%... nhìn chung bình quân trên quy mô toàn thế giới, người ta có thể phát hiện người nói dối với mức độ 53%.

“Đừng bao giờ nói dối với người tin tưởng bạn.
Đừng bao giờ tin tưởng những người nói dối bạn”

Cũng có những người được coi là “nói dối một cách bệnh hoạn” (pathological liar) vì đó là “bản chất của họ từ bé” (their nature from the childhood). Tuy nhiên, đối với đa số, họ chỉ nói dối “như một cách chống đỡ khiến họ cảm thấy dễ chịu hơn” (as a defense to make themselves feel better).

Chẳng hạn như trong một bữa tiệc, người khách nói dối là ông ta “tốt nghiệp Đại học Harvard” (graduated from Harvard University) nhưng thật ra ông ta chỉ mới học hết trung học. Sự nói dối này xuất phát từ ý tưởng ông ta “cảm thấy hổ thẹn vì điều mà ông ta không hài lòng về mình” (feel ashamed of something he doesn’t feel good enough for who he is). Thường thì những lời nói dối đại loại như vậy “không có ý làm hại ai” (mean no harm to anybody) nhưng không biết chừng chính bản thân người nói dối có thể gặp rắc rối.

Những người được coi là “thần kinh không ổn định” (psychopaths) thường là “những người nói dối rất giỏi” (very good liars) vì họ không có “những phản ứng xúc động” (emotional responses) khi họ nói dối. Điều này được giải thích ở những người bình thường khi nói dối sẽ “cảm thấy không thoải mái” (feel some discomfort) và sự bất ổn đó “biểu hiện qua khuôn mặt, cử chỉ và phong cách” (show up in their faces, manners and styles).

“Đã một lần là kẻ lừa dối, sẽ LUÔN LUÔN là kẻ dối trá”

Trong tiếng Anh, để đề cao sự trung thực trước tòa án, có “một lời tuyên thệ phổ biến” (a popular oath): “The truth, the whole truth and nothing but the truth” (Sự thật, tất cả sự thật và không gì ngoài sự thật). Thế nhưng, “sự trung thực có thể không phải lúc nào cũng là cách xử sự tốt nhất” (honesty may not always be the best policy)!

Chẳng hạn như trong “giới y học” (medical circle), “có nhiều khi không tiết lộ tất cả sự thật lại có lợi hơn là có hại” (there are certain times when not revealing the whole truth is more beneficial than harmful). Các bác sĩ thường nói dối để “bệnh nhân đang ở vào giai đoạn cuối” (patients with terminal phase), như “ung thư” (cancer), có thể “sống lâu hơn nhờ vào hy vọng” (live longer with hope).

(Còn tiếp)


***
--> Read more..

Online

Since 17/01/2016

Now online

Flag Counter
Since 20/12/2015

Popular posts