Kiến Thức Ngày Nay, Số 227, ngày 10/04/1998
***
“A night to remenber” là hàng tít chạy trên bản tin của hãng thông tấn Mỹ, Associated Press (AP), trong bài tường thuật buổi lễ trao giải Oscar lần thứ 70 của “Viện Hàn lâm Khoa học và Điện ảnh” (Academy of Motion Picture Arts and Sciences – AMPS) được tổ chức đêm 23/03/1998 tại Hollywood, Los Angeles.
Đây cũng là “đêm đáng nhớ” (a night to remember) của bộ phim “Titanic” [1] với 11 giải Oscar, ngang hàng với bộ phim Ben Hur, cũng đoạt 11 Oscar vào năm 1959.
“Những người đoạt giải” (award winners) đã nói gì trong “đêm lịch sử” (historic night) tại Shrine Auditorium, nơi tổ chức lễ trao giải Oscar, con được gọi là “Giải của Viện Hàn lâm” (Academy Award)?
James Camaron [2], người đoạt giải “Đạo diễn xuất sắc nhất” (Best Director) với bộ phim “Titanic” đã không dấu được xúc động:
“… I just want to say… we’re here tonight to celebrate to “the magic of movies” (sự kỳ diệu của điện ảnh) and I’m grateful every day to get to be a part of that magic, a practitioner in it… and I love it… and tonight has been such a great celebration for us.”
Xin chú ý, “những lời phát biểu khi nhận giải” (acceptance speech) được “ghi lại nguyên văn” (sic) trên internet (http://www.oscar.com) với chú thích “Grammatical errors will be corrected after the event”.
Giữa “ngôn ngữ nói” (spoken language) và “văn viết” (prose) là cả một “khoảng cách” (gap), đó chính là “những lỗi văn phạm” (grammatical errors) trong những lời phát biểu ứng khẩu.
Cái khéo của đạo diễn Cameron trong đêm phát giải là yêu cầu “cử tọa” (audience) dành “một vài giây yên lặng để mặc niệm” (a few seconds of silence in remembrance) 1.500 người đã chìm theo “Titanic” trong “thảm kịch” (tragedy) năm 1912.
“I would just like everybody to go with me for a second… I would like to do a few seconds of silence in remembrance of the 1,500 men, women and children who died when the great ship died.”
Cameron nhắc nhở mọi người rằng “cuộc sống thật quý giá” (life is precious) nên trong khoảnh khắc mặc niệm những người đã mất “xin hãy nghe nhịp đập của chính trái tim quý vị” (listen to the beating of your own heart), đó chính là “điều quý giá nhất trên cõi đời” (the most precious thing in the world).
Trong “cuộc phỏng vấn hậu trường” (backstage interview), báo chí đã hỏi Cameron về việc “bản phim gốc” (original film) “Titanic” bị cắt chỉ còn 3 giờ 14 phút, liệu có cách nào để khán giả có thể xem “phần cắt của đạo diễn” (director’s cut) hay không?
Cameron cho biết trước mắt có “đĩa laser” (laser disc) và trong tương lai sẽ ra “phiên bản đĩa laser đặc biệt” (laser disc special edition) để đáp ứng yêu cầu của những khán giả muốn xem “Titanic” dài hơn. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, “Don’t expect a seven-hour movies… but we can probably add 15 to 20 minutes”.
James Cameron
Jack Nicholson [3], giải Oscar “Nam diễn viên xuất sắc nhất trong vai chính” (Best Actor in a Leading Role) qua bộ phim “As Good as It Gets”, kể lại cú sốc khi được tuyên bố trúng giải:
“When I saw my picture come up on the television set, I was kind of shocked. You know.” Có lẽ cũng bị ám ảnh bởi “vụ chìm tàu” (sinking) “Titanic”, Nicholson “nửa đùa nửa thật” (half-jokingly) phát biểu trên sân khấu lúc nhận giải: “I had a sinking feeling all night, right up to here.”
Nicholson (61 tuổi) đã từng nhận 1 Oscar diễn viên xuất sắc nhất năm 1975 với bộ phim “One Flew Over the Cuckoo’s Nest” và 1 Oscar “Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất” (Best Supporting Actor) trong phim “Terms of Endearment” năm 1983.
Thêm một Oscar năm nay, Nicholson là một trong số 4 diễn viên đã có trong tay từ 3 đến 4 Oscar: Katharine Hepburn (4 Oscar), Ingrid Nergman và Walter Brennam, mỗi người 3 Oscar.
Jack Nicholson nhận Oscar đầu tiên với phim “One Flew Over the Cuckoo’s Nest”
năm 1976
Bộ phim “hài lãng mạn” (romantic comedy) “As Good as It Gets” cũng mang lại cho Helen Hunt giải “Nữ diễn viên xuất sắc nhất trong vai chính” (Best Actress in a Leading Role). Helen Hunt, năm nay 34 tuổi, đã dành được Oscar về cho điện ảnh Mỹ vì trong số 5 “người được đề cử” (nominee) cho giải này có đến 4 diễn viên người Anh, kể cả Kate Winslet, trong vai Rose trong “Titanic”.
Tựa phim “As Good as It Gets” mang hàm ý “không thể tốt hơn” nên một phóng viên đã hóm hỉnh chơi chữ với câu hỏi: “Silly question, but is it … as good as it gets?”. Để trả lới câu hỏi mà phóng viên đã rào đón là “ngớ ngẩn” (silly), Hunt cũng rất khôn khéo: “I hope not… I hope I have a long career ahead of me, and working with people like Jim [James Cameron]”.
AP cũng đưa tin bên lề Oscar: “Dog has its day”. Verdell, “nàng chó xù” (pooch) đóng cùng phịm với Helen Hunt, tuy không nhận Oscar nhưng được “Cửa hàng trang sức cho thú cưng” (jewellery for pets) Petitgree tại Dallas tặng “dây xich đeo cổ” (neck chain) trị giá 250 USD.
Oscar dành cho “Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất” (Best Supporting Actress) đã về tay Kim Basinger (45 tuổi) trong phim “L.A. Confidential”, người đã vượt qua Gloria Stuart (87 tuổi) với vai cụ bà Rose trong phim “Titanic”. Basinger đã nói với cử tọa trong đêm trao giải thưởng: “If anyone has a dream out there, I’m living proof that it can come true”.
Trong khi đó, Robin Williams, “Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất” (Best Supporting Actor) trong phim “Good Will Hunting”, được mô tả là “nói không nên lời” (speechless) khi nhận tượng vàng Oscar.
Đêm phát giải Oscar còn là “cuộc trình diễn thời trang lớn nhất thế giới” (the world’s biggest fashion show) vì ngoài những người được đề cử, ban tổ chức còn mời tất cả những người đã từng nhận giải Oscar đến dự. Đây cũng là một dịp để các ngôi sao “đóng bộ” (dress up) nhằm thu hút sự chú ý của công chúng và khoảng 1 tỷ “khán giả truyền hình thế giới” (worldwide TV audience).
Gloria Stuart đeo “sợi dây chuyền kim cương màu xanh” (blue diamond necklace) trị giá 20 triệu USD theo kiểu sợi dây chuyền trong phim “Titanic”. Phải có đến 2 “vệ sĩ” (bodyguard) “hộ tống” (escort) người nữ diễn viên tuổi ngoài 80 đã hụt giải Oscar năm nay.
Ca sĩ Madona tiết lộ với báo chí: “It took me three hours to get ready for the show”. Madona đã sử dụng những “phụ tùng” rất tỉ mỉ thuộc loại “body glitter”, trang sức phản quang gắn trên ngực, trên mặt, trên cánh tay và thậm chí cả ở “khóe mắt” (eye corner).
AP kết luận: “Well, that’s what it’s like getting ready for the Oscar”.
***
Chú thích:
[1] Titanic (đọc là tai-te-nic) là “tàu chở khách” (passenger liner) đã đi vào lịch sử ngành hàng hải vì vụ tai nạn kinh hoàng khi chìm ở Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Ocean) vào sáng sớm ngày 15/4/1912. Titanic đã “đụng” (collide) phải một “tảng băng trôi” (iceberg) ngay trong “chuyến hải hành đầu tiên” (maiden voyage) từ Southampton (Anh) đến New York City (Mỹ).
RMC Titanic là chiếc tầu lớn nhất do hãng White Star Line điều hành, được đóng tại Belfast (Anh), do “kiến trúc sư hàng hải” (naval architect) Thomas Andrews giám sát từ năm 1909 đến năm 1912. Andrews đã chìm cùng 2.500 hành khách và “thủy thủ đoàn” (crew). Đa số hành khách chìm theo tầu là những người thuộc “tầng lớp khá giả” (wealthy class).
[2] James Francis Cameron (sinh ngày 16/8/1954) là đạo diễn người Mỹ gốc Canada, ông được biết đến như một đạo diễn điện ảnh tên tuổi trên thế giới. Cameron còn là “nhà phát minh” (inventor), “kỹ sư” (engineer), “nhà từ thiện” (philanthropist) và ”nhà thám hiểm dưới biển” (deep-sea explorer).
***
Chú thích:
[1] Titanic (đọc là tai-te-nic) là “tàu chở khách” (passenger liner) đã đi vào lịch sử ngành hàng hải vì vụ tai nạn kinh hoàng khi chìm ở Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Ocean) vào sáng sớm ngày 15/4/1912. Titanic đã “đụng” (collide) phải một “tảng băng trôi” (iceberg) ngay trong “chuyến hải hành đầu tiên” (maiden voyage) từ Southampton (Anh) đến New York City (Mỹ).
RMC Titanic là chiếc tầu lớn nhất do hãng White Star Line điều hành, được đóng tại Belfast (Anh), do “kiến trúc sư hàng hải” (naval architect) Thomas Andrews giám sát từ năm 1909 đến năm 1912. Andrews đã chìm cùng 2.500 hành khách và “thủy thủ đoàn” (crew). Đa số hành khách chìm theo tầu là những người thuộc “tầng lớp khá giả” (wealthy class).
[2] James Francis Cameron (sinh ngày 16/8/1954) là đạo diễn người Mỹ gốc Canada, ông được biết đến như một đạo diễn điện ảnh tên tuổi trên thế giới. Cameron còn là “nhà phát minh” (inventor), “kỹ sư” (engineer), “nhà từ thiện” (philanthropist) và ”nhà thám hiểm dưới biển” (deep-sea explorer).
Cameron thành công trong “phim khoa học giả tưởng” (science fiction film) The Terminator (1984) và “kỹ xảo đặc biệt” (special effects) trong bộ phim Terminator 2: Judgment Day (1991). Tuy nhiên, phải đến bộ phim Titanic (1997) ông mới trở thành một nhân vật xuất sắc của điện ảnh với 3 giải Oscar dành cho “Phim hay nhất” (Best Picture), “Đạo diễn hay nhất” (Best Director) và “Biên tập Phim” (Film Editing) năm 1997.
[3] John Joseph Nicholson (sinh ngày 22/4/1937) là một nam diễn viên nổi tiếng của điện ảnh Hoa Kỳ, ông được coi là một trong những diễn viên xuất sắc nhất trong lịch sử Hollywood và nổi tiếng với việc vào vai những nhân vật bị thần kinh hoặc gặp vấn đề về tâm lý.
Nicholson đã được đề cử giải Oscar Nam diễn viên chính xuất sắc nhất và Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất 12 lần và đã giành chiến thắng 3 lần. Ông và Walter Brennan là hai diễn viên nam đoạt nhiều giải Oscar nhất, hai người cũng chỉ xếp sau nữ diễn viên nổi tiếng Katharine Hepburn về tổng số lần đoạt giải Oscar cho diễn xuất (Hepburn đã có 4 giải).
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét