Thứ Hai, 27 tháng 5, 2019

Học mà chơi… Chơi mà học!

#HọcBáoTiếngAnh (bộ mới)

Trong Tiếng Anh, người ta thường sử dụng cái gọi là “saying” (tạm dịch sang tiếng Việt là… thành ngữ). Đây là lối nói đã được hình thành theo thói quen qua nhiều năm và đã trờ thành… “Thành Ngữ”.

Một số thành ngữ đến ngày nay vẫn còn được sử dụng, cho dù thời gian đã thay đổi ý niệm của câu nói. Tuy nhiên, người sử dụng tiếng Anh là bản ngữ vẫn hiểu được ý nghĩa thực tế của thành ngữ khi nói ra theo cả hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng.

Chúng tôi chọn 27 thành ngữ theo từng hình dưới đây, phía dưới mỗi bức hình là 4 từ ngữ để các bạn điền vào thành ngữ. Sau khi hoàn tất các thành ngữ, bạn có thể kiểm tra trình độ tiếng Anh của mình qua lời giải.


Hình 1


Hình 2

Hình 3

Hình 4

Hình 5

Hình 6

Hình 7

Hình 8

Hình 9

Hình 10

Hình 11

Hình 12

Hình 13

Hình 14

Hình 15

Hình 16

Hình 17

Hình 18

Hình 19

Hình 20

Hình 21

Hình 22

Hình 23

Hình 24

Hình 25

Hình 26

Hình 27

***

Bạn hãy yên tâm khi làm test này dù số câu đúng có phần… khiêm tốn. Ngay cả người nói tiếng Anh là bản ngữ cũng khó có thể đúng hết 100%!


***

Lời giải của 27 thành ngữ

1. Do something at the drop of a HAT.
2. Barking up the wrong TREE.
3. Birds of a feather FLOCK together.
4. Do unto others as you WOULD have them do unto you.
5. A fool and his MONEY are soon parted.
6. A bird in the hand is worth two in the BUSH.
7. By the skin of your TEETH.
8. Don’t count your chickens before they HATCH.
9. Beauty is IN the eye of of the beholder.
10. Bite the BULLET.
11. Going DOWN the rabbit hole.
12. No pain, no GAIN.
13. Get the taste of your own MEDICINE.
14. Give some one the COLD shoulder.
15. Go on a wild GOOSE chase.
16. We’ll cross that bridge when we come TO it.
17. Between a rock and a HARD place.
18. A BLESSING in disguide.
19. Rain on someone’s PARADE.
20. A penny saved is a PENNY earned.
21. The early bird gets the WORM.
22. He has bigger FISH to fry.
23. The whole NINE yards.
24. The DEVIL is in the details.
25. Go BACK to the drawing board.
26. Ignorance is BLISS.
27. Slow and steady WIN the race.


***


--> Read more..

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

Tại sao Mỹ không ngăn chặn được vụ 11/9?


#HọcBáoTiếngAnh (bộ mới)

* Nhân kỷ niệm ngày nước Mỹ bị tấn công khủng bố, 11/9/2001, chúng tôi post lại bài viết trên mục “Học báo tiếng Anh” (Kiến thức Ngày nay, số 494, ngày 1/5/2004)

***


Theo báo New York Times, các cuộc tấn công khủng bố ngày 11.9.2001 lẽ ra đã có thể được ngăn chặn (the 9.11.2001 terrorist attacks could have been prevented), vậy thì tại sao nước Mỹ đã không chặn đứng được? (why didn’t the US stop it?)

Đó là câu hỏi mà cho đến bây giờ [thời điểm của bài viết này], từ gần 2 năm sau biến cố bi thảm (nearly 2 years after the tragic incident), không riêng gì người Mỹ mà cả thế giới cũng phải thắc mắc. Sự thực thì để làm được chuyện ngăn chặn không phải là dễ (reality has shown it wouldn’t be easy to prevent it). 



Mới đây, Tổng thống Bush đã khẳng định (asserted): “Ít nhất thì không một ai trong chính phủ của chúng ta (Nobody in our government at least), và tôi cũng không nghĩ là trong chính quyền tiền nhiệm (and I don’t think the prior government), có thể hình dung được máy bay đâm vào các tòa nhà ở một quy mô lớn đến như vậy (could envision flying airplanes into buildings on such a massive scale)”.

Đó chính là cơ sở để ông từ chối việc nhận trách nhiệm (foundation for his refusal to accept responsibility).

Tuy nhiên, theo nội dung bài xã luận (editorial) nhan đề “Why didn’t we stop 9.11?” đăng trên tờ New York Times, nếu cuộc điều tra của Cơ quan Tình báo Trung ương (Central Intelligence Agency – CIA) về các kế hoạch của trùm khủng bố Osama Bin Laden (được mang bí danh (alias) “Kẻ Ác Số Một” (Evil One) và “Râu Quai Nón Lớn” (Big Beard), trước Tổng thống Bush vào ngày 6.8.2001 được diễn ra theo kịch bản tưởng tượng (imaginary scenario) dưới đây thì mọi chuyện đã diễn biến theo chiều hướng khác.


Bush: Như vậy là “Kẻ Ác Số Một” muốn tấn công ngay trong lòng nước Mỹ? (attack inside the US)? Có gợi ý vùng nào không? (Any idea where?)

CIA: Thưa ngài, có thể là gần như bất cứ nơi đâu, vào bất cứ lúc nào (it could be almost anywhere, anytime). Tuy nhiên, các nhà phân tích dự đoán một mục tiêu vừa có tính cách to lớn và vừa là biểu trưng (analyses predict a target both huge and symbolic), có thể đó là một vụ nổ đánh sập Trung tâm Thương mại Thế giới (an explosion topple the World Trade Center) ở New York hoặc Tòa tháp Sears (Sears Tower) ở Chicago hay là Điện Capitol ở Washington D.C. “Râu Quai Nón Lớn” cũng luôn nhắm vào mục tiêu hàng không (targets in aviation).

Bush: Không tặc các phi cơ? (Hijacking planes?)

CIA: Đúng vậy, thưa Tổng thống. Đã có những âm mưu không tặc (hijacking plots), hơn thế nữa, “Big Beard” còn có thể bắn hạ hàng loạt máy bay (shoot a bunch of planes down). Năm 1998 chúng tôi đã ra một báo cáo mật (a classified report) mang tựa đề Bin Laden đe dọa sẽ tấn công các phi cơ Mỹ (Bin Laden threatening to attack US aircraft), hắn còn có thể cho nổ phi cơ và phi trường (blow up planes and airports).

Bush: Hắn làm cách nào?

CIA: Năm 1995, âm mưu khủng bố (terror plot) mang tên Bojinka cho nổ 12 phi cơ phản lực Jumbo (Jumbo jets) của các hãng United, Delta và Nothwest trong cùng một lúc ở ngoài Thái Bình Dương (Pacific Ocean) có khả năng giết hại đến 4.000 người. Cảnh sát Philippines đã bắt được một nhân vật chủ chốt (apprehended a key figure) tên Abdul Hakim Murad cùng với các kíp nổ (detonators). Tên này còn tiết lộ một âm nưu tấn công tự sát bằng máy bay (plan for a suicide airplane attack) vào trụ sở của CIA (CIA headquarters).

  
Bush: Có nghĩa là dùng máy bay như một hỏa tiễn (using a plane as a missile)?

CIA: Thưa Tổng thống, đúng như vậy. Murad là một phi công có bằng lái (licensed pilot) được huấn luyện tại 4 trường dạy lái máy bay tại Mỹ (US flight schools). Về chuyện này, Al Qaeda cho thấy một khát vọng cháy bỏng (intriguing desire) muốn huấn luyện các tên khủng bố thành phi công. Tên L’Houssaine Kherchtou cũng đã được sắp xếp đi học lái máy bay tại Nairobi và những tên khác, Essam Al-Ridi học ở Texas và Ali Nawawi học ở Oklahoma.  

Bush: Thế còn chuyện theo tiểu thuyết (novel) của Tom Clancy trong đó có việc phi công lái máy bay đâm vào Điện Capitol trong khi lưỡng viện Quốc hội đang họp (during a joint session of Congress)? Al Qaeda có thể toan tính các vụ tương tự?

CIA: Thưa ngài, không phải chỉ riêng Clancy mới nghĩ ra chuyện đó. Vào năm 1974, đã có người tên Sam Byck cướp máy bay với hy vọng đâm nó vào Bạch Ốc để giết Tổng thống Nixon (hijack a plane in hopes of crashing it into the White House to kill President Nixon). Năm 1994, những kẻ khủng bố người Iran (Iranian terrorists) cũng có ý định cướp một phi cơ của Nhât để đâm xuống thủ đô Tel Aviv của Do Thái (Israel).

Việc sử dụng phi cơ làm vũ khí đã trở thành một mối lo ngại ngày càng gia tăng (the use of planes as weapons has been a growing concern). Và đó cũng là lý do chúng ta áp dụng các biện pháp bảo vệ Thế vận hội Atlanta trước những cuộc tấn công từ trên không (we took measures to protect the Atlanta Olympics from aerian attacks).

Bush: Thôi được rồi, cho gọi Cố vấn An ninh Quốc gia (National Security Advisor). Tôi muốn bảo đảm chúng ta sẽ làm mọi chuyện có thể được để ngăn ngừa bất cứ điều gì mà “Evil One” dự tính  (I want to make sure that we’re doing everything possible to prevent whatever the Evil One is planning). Tôi muốn đặt người tại các cửa khẩu (borders) để truy tìm những kẻ xấu (bad guys). Nếu hắn nhắm vào hàng không, chúng ta sẽ trông chừng các trường dạy lái máy bay và các phi trường (let’s watch flight schools and airports).

***

Bài xã luận trên New York Times kết luận: “Chúng ta cần học hỏi những sai lầm” (We need to learn our mistakes).


***

--> Read more..

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2018

Tiếng Anh thật buồn cười!

Một số người học tiếng Anh cho rằng ngôn ngữ này tương đối đơn giản. Chẳng hạn như chỉ cần dùng 2 “đại danh từ” (pronoun) “you”“I” trong một cuộc nói chuyện, bất kể địa vị xã hội, trật tự gia đình… trong khi đó, dùng tiếng Việt người ta phải chọn rất nhiều từ ngữ cho thích hợp như ông, ngài, em, anh, mày…tôi, tao, con, cháu…

Tiếng Anh cũng hoàn toàn không có khái niệm về “giống” (gender). Cái bàn, cái ghế chỉ cần “mạo từ” (article) “the” đi trước “danh từ” (noun) chứ không rắc rối như tiếng Pháp chẳng hạn như “la table” (cái bàn, giống cái – female)  “le banc” (cái ghế, giống đực – male)!

Ấy thế mà khi đọc báo, đọc sách cũng như khi nghe người Anh-Mỹ-Úc nói chuyện, người học tiếng Anh có nhiều lúc lại cảm thấy khó hiểu. Người sử dụng tiếng Anh “như một ngôn ngữ thứ 2” đôi lúc cảm thấy hoang mang vì chữ và nghĩa thấy vậy… nhưng không phải vậy!

Đọc tin chiến sự về cuộc chiến Iraq trên báo bạn có thể bắt gặp một câu đơn giản nhưng khiến ta phải khựng lại: The soldier decided to desert his dessert in the desert”. Quá nhiều từ ngữ đọc lên nghe na ná giống nhau nhưng lại hoàn toàn khác nghĩa.

“Desert” nếu dùng như một động từ (với nghĩa là từ bỏ) phài đọc là /di'zơrt/ nhưng nếu là  sa mạc phải đọc là /’dezớrt/. Trong khi “dessert” (hai chữ s) là bữa tráng miệng, lại đọc giống như động từ “desert”! Như vậy câu thí dụ trên có thể hiểu là “Người lính quyết định bỏ bữa tráng miệng trên sa mạc”. Trong trường hợp này, có ai dám nói tiếng Anh thật đơn giản?

 "The soldier in the desert"

Đi lính sợ nhất là khi “bị thương” (to be wounded), lúc đó phải lấy “băng” (bandage) “quấn quanh” (wind around) “vết thương” (the wound). Để diễn tả chuyện đó, ta có thể nghe “người bản xứ” (native) nói:  “The bandage was wound around the wound”.

“Wound” (vết thương) là danh từđược đọc là /wund/, trong khi danh từ và động từ “wind” lại đọc là /wind/. Cần nhớ, “wind”“động từ bất quy tắc” (irregular verb) với 3 dạng: ở hiện tại phát âm là /wind/ nhưng ở quá khứ và “quá khứ phân từ” (past participle) lại đổi thành /waund/.

Cũng phải nói thêm về “wind” (gió). Lái “thuyền buồm” (sail boat) phải cần đến sức gió, nhưng nếu gió mạnh quá rất khó có thể “wind the sail”. Thế cho nên có người nói: “The wind was too strong to wind the sail”.

Bạn hiểu thế nào khi đọc thông báo của hãng bảo hiểm: “The insurance was invalid for the invalid”?

Trong câu này có đến 2 chữ “invalid”. Chữ đầu tiên là một “tĩnh từ” (adjective), có nghĩa là “không hiệu lực” và chữ “invalid” thứ hai lại là một “danh từ” (noun) chỉ người tàn tật. Thế cho nên, chế độ bảo hiểm sẽ không có hiệu lực đối với những người không được bình thường!

Bạn nghĩ sao khi gặp một câu nói về một bãi đổ rác: “The dump was so full that it had to refuse more refuse”.

Trong câu này chữ “refuse” thứ nhất là một động từ (có nghĩa là từ chối) nhưng “refuse” lập lại lần thứ hai lại là một danh từ (với ý là chất thải, hay nói chung là rác rến). Cũng vì thế, bãi rác đã đầy nên không thể nhận thêm rác nữa!

“The dump was so full that it had to refuse more refuse”

Có thể khi đọc truyện, bạn bắt gặp câu: “Since there is no time like the present, he thought it was time to present the present”. Trong câu này, từ ngữ “present” được dùng tới 3 lần: thứ nhất, “the present” tức là hiện tại; thứ nhì, “to present” là một động tác với ý là đưa ra; và, thứ ba, “the present” lại còn chỉ món quà.

Ý nghĩa của “present” không những khác hẳn nhau mà còn được “phát âm” (pronounce) hoàn toàn khác. “Present” nếu là một danh từ hay tĩnh từ sẽ được đọc là /’prezânt/ (nhấn ở vần đầu) còn nếu là một động từ lại nhấn ở vần sau: /pri’zent/. Câu chuyện viết ở trên phải được hiểu là: “Không có lúc nào như lúc này, anh ấy nghĩ đây là lúc đưa ra món quà tặng”.  

“Close” có thể là một tĩnh từ (có nghĩa là gần gũi, thân cận..) nhưng nếu dùng như một động từ lại có nghĩa là đóng hay khép lại. Một thí dụ trong dễ hiểu nhất là một câu đơn giản: “They were too close to the door to close it” (Họ ở quá gần cửa để đóng).

Tương tự ta có “tear” là nước mắt (phát âm là /tia/) nhưng nếu dùng như một động từ có nghĩa là xé rách, làm rách, vết rách lại đọc là /te/. Đây cũng là một động từ bất quy tắc có 3 dạng: “tear” /te/, “tore” /tor/ và “torn” /ton/. Thế cho nên mới có chuyện thấy bức tranh bị rách khiến người ta chảy nước mắt: “Upon seeing the tear in the painting I shed a tear”.

“Produce” là sản suất, làm ra nhưng “produce” dùng như một danh từ lại có nghĩa là hoa quả. Nếu biết được điều đó ta sẽ hiểu câu “The farm was used to produce produce”.

  
Để kết thúc bài viết này, xin đố các bạn một câu, đây là một câu đố vui, đố mẹo… mà người Mỹ gọi là “riddle” (Chúng tôi sẽ trở lại với đề tài “riddle” trong một dịp khác). Cần đọc câu hỏi một cách cẩn thận nhé:


Khi đọc câu đố này, dĩ nhiên chữ “T” phải đọc là /ti/ vì đó là “mẫu tự” (alphabet). Oái ăm nằm ở chỗ khi đọc /ti/ lại trùng với chữ “tea” (trà, nước trà) mà ta hay uống. Vậy thì, cái mà người đố mẹo muốn hỏi cái gì bắt đầu bằng “T”, chấm dứt bằng “T” và trong đó có “T” phải là… “teapot” (bình đựng nước trà).

Không tin, các bạn nhìn lại một lần nữa, chữ “teapot” bắt đầu bằng “T”, chấm dứt bằng “T” còn điều mà có chứa /ti/ phải hiểu là “tea” chứ không là chữ “T”. Câu đố này, một lần nữa, chứng minh: “phát âm” (pronunciation) là một chuyện… còn “ý nghĩa” (meaning) lại là một chuyện khác.

Giờ thì các bạn chắc cũng phải đồng ý với tôi: “Tiếng Anh thật buồn cười!”  

***

* PS: Để dễ hiểu, chúng tôi phiên âm theo tiếng Việt chứ không dùng “ký hiệu phiên âm quốc tế” (international phonetic symbols).

***

--> Read more..

Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

Bàn về chữ UP trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, UP quả là một chữ thật “ngắn gọn” (brief, short) nhưng lại có nhiều chuyện để nói và nhất là những tin trên báo chí cũng như trong câu chuyện hàng ngày. Ta thường gặp “up” trong tiếng Việt với nghĩa là “lên” (go up), ngược lại là “xuống” (go down). Nhưng không đơn giản là chỉ là vậy.

"UP and Down"

Đọc báo bạn có thể thắc mắc tại sao “ứng cử viên” (candidate) tham dự vào “cuộc bầu cử” (election): “Why this candidate is up for the election?”. Thế rồi lại tự hỏi sao ông ta nói nhiều thế “Why does he speak up so much” và cũng có thể đặt nghi vấn về “đề tài” (topic) mà ông ấy đưa ra “Why does this topic come up?”.

Khi đề tài được được đưa ra có tính cách khuấy động dư luận, báo chí lại mô tả là “the speaker stirs up trouble” có ý kết luận diễn giả là “người gây rắc rối”, theo kiểu “trouble maker”.


Khi nói nhiều quá trong một buổi họp, “người chủ tọa” (chairperson) thường ngắt lời và nói với diễn giả “Your time is up!”. T
rước khi thu bài vì đã hết giờ, thầy giáo cũng thường nói với học sinh “Turn in your papers, students, time is up!”

Thời buổi khó khăn, giá cả “leo thang” (escalate), báo chí thường than thở “prices went up”. Dường như để trấn an dư luận, người ta giải thích bằng câu danh ngôn của Isaac Newton: “What Goes Up Must Come Down” với hàm ý có lên thì phải có xuống! Suy rộng ra, tiếng Việt cũng có câu “Bạo phát, bạo tàn”, mọi chuyện đều có cái “ngưỡng” (threshold) của nó, “chạm đỉnh” (hit the ceiling) ắt có lúc “chạm đáy” (hit the bottom)!

“What goes up… must come down”

Sau giai đoạn trẻ thơ, người ta sẽ trưởng thành, đó là tiến trìnhgrow up”. Dùng như một “tĩnh từ” (adjective), grown-up lại có nghĩa là “người lớn” (adult). Chẳng hạn như cô bé 10 tuổi lại thích mặc quần áo của người lớn, “The ten-year-old girl likes wearing grown-up clothes”. Mặc quần áo là chuyện bình thường nhưng khi dress up lại có nghĩa là đóng bộ chỉnh tề, khác thường!

"Dress up"

Wake up là thức dậy sau một giấc ngủ nhưng dùng lối nói “cảm thán” (interjection) sẽ là “Dậy đi!” (Wake up!). Những người yêu nhạc chắc còn nhớ bài hát “Wake me up before you go-go” đã từng nổi tiếng vào thập niên 80 của ban nhạc Wham! với giọng ca chính của George Michael.

Look uplook down không chỉ đơn thuần là nhìn lên hay nhìn xuống mà còn mang nghĩa bóng của hành động “kính trọng” hoặc “khinh khi”. Tuy nhiên, người ta “tra tự điển một từ ngữ mới” (look up a new word in the dictionary) mà không ngại những người khác look down”! Lời khuyên chân tình nhất là đừng đánh giá thấp một người không có bằng cấp: “Don't look down on him just because he left school without a diploma”.

Thời buổi này, chiếc “điện thoại thông minh” (smartphone) gắn bó với chúng ta vì nhờ nó có thể nói chuyện với bạn bè, call up friends”. Nhưng không phải chỉ dùng “up” để nói chuyện điện thoại, các bà, các cô còn make up để trang điểm, làm đẹp.


Dọn dẹp căn phòng cho sáng sủa hơn là brighten up the room”, công việc này có thể coi như clean up”. Khóa cửa nhà khi đi vắng, lock up the house”... và nếu khi về khóa bị trục trặc ta phải kêu thợ sửa khóa (locksmith) đến để… fix up”.

Lau chùi, đánh bóng đồ vật bằng kim loại, chẳng hạn như muỗng nĩa bằng “bạc” (silver), người ta nói polish up the silver”. Nếu bạn còn “thức ăn thừa” (leftover) thì nhớ warm up the leftovers” trước khi dùng lại bằng “lò vi sóng” (microwave stove) cho an toàn. Nhưng cũng cần nhớ warm up thân thể trước khi bơi để tránh bị “vọp bẻ” hay “chuột rút” (cramp).



“Warm up leftover”


Trước cơn mưa, trời thường kéo mây vần vũ, người Anh bảo là “It’s clouding up nhưng đến khi mặt trời xuất hiện trở lại, họ lại nói là “It’s clearing up”. Upcòn dính dáng đến thể thao. Khi hai đối thủ hòa nhau, “bất phân thắng bại”, chẳng hạn như hòa 1 đều, người ta nói “the score (game) is up”.

“It's clouding up”

Và cuối cùng, trong ăn nhậu cũng không thiếu up”. Dân nhậu người Việt ngày nay thường hay “1, 2, 3… dzô!” để lấy khí thế khi uống. Người Phương Tây, có lẽ kém “khí thế” hơn, họ chỉ Bottoms Up!” với ý là “cạn ly” hay “một-trăm-phần-trăm”.

 “Bottoms Up!”

Nhiều nhãn hiệu thức uống cũng ăn theo Up: chúng ta có “nước ngọt” (soft drink) “7-Up” của Pepsico hay “bia tươi” (draft beer) “Bottoms Up” của Mỹ tự hào đã phổ biến tại 34 quốc gia.

Bia "Bottom Up"

Một thống kê cho thấy, trong tự điển, chữ upcó tới hơn 30 “định nghĩa” (definition) khác nhau. Thế cho nên, bạn đừng “bỏ cuộc” (give up) vì nếu có sẵn tự điển trong tay, tội gì mà không “tra cứu” (look up). 


“My story ends up here… since my time is UP”. Hẹn gặp các bạn vào một dịp khác.



***


* Mời nghe bài hát "Wake me up before you go-go" tại:
https://www.youtube.com/watch?v=pIgZ7gMze7A



***
--> Read more..

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

Bài diễn văn từ biệt của Tổng thống Obama

#HocBaoTiengAnh (Bài số 11)

HỌC BÁO TIẾNG ANH
(Bộ Mới)

***

Tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ, Barrack Obama, đã có bài “diễn văn từ biệt” (farewell address) ngày 10/01/2017 tại Chicago, Illinois, trước khi bàn giao chức vụ cho cho “Tổng thống đắc cử” (President elect), Donald Trump, vào ngày 20/01/2017.

Chân dung Tổng thống Obama, chụp tại Phòng Bầu Dục (Oval Office) ngày 06/12/2012

Sau những lời mở đầu cám ơn xã giao, “bài diễn văn cuối cùng” (final speech) của ông Obama đến người dân khiến “cử tọa” (audience) tại thành phố Chicago “vỗ tay” (applause) khi ông tâm sự “Thật vui mừng khi được về nhà” (It’s good to be home).

Chicago là nơi ông đến lần đầu tiên vào “những năm đầu của tuổi 20” (early twenties). Cũng tại đây, ông được bầu vào “Thượng viện” (Senate) năm 2004. Ông cũng là “người Mỹ gốc Phi” (African American) đầu tiên được bầu vào “Tòa Bạch Ốc” (The White House) từ năm 2008 và nhậm chức vào đầu năm 2009.

Một lần nữa, nghệ thuật “nói trước công chúng” (public speaking) của ông Obama đã khiến người nghe cảm thấy gần gũi và cười ồ khi ông nói đùa: “Quý vị có thể nói tôi là một con vịt què vì không ai tuân theo những chỉ dẫn” (You can tell that I’m a lame duck, because nobody is following instructions). “A lame duck cabinet” là một thành ngữ trong tiếng Anh ám chỉ một nội các trong giai đoạn chuyển giao quyền lực, được mô tả như… một con vịt què!

“Óc khôi hài” (sense of humor) còn được thể hiện khi “đám đông đồng thanh” (crowd chant) yêu cầu ông “Thêm 4 năm nữa” (Four more years), Obama cười và trả lời một cách dí dỏm: “I can’t do that” (Tôi không thể làm như vậy được). Theo luật Hoa Kỳ, Tổng thống chỉ có thể giữ chức vụ này trong 2 “nhiệm kỳ” (term).

Ông còn nói thêm, “sự thay đổi chỉ có thể xảy ra khi những người bình thường có liên quan đến và họ can dự vào và họ cùng nhau đòi hỏi điều đó” (change only happens when ordinary people get involved, and they get engaged, and they come together to demand it).

Diễn văn từ biệt của Tổng thống Obama

Theo ông, lịch sử 240 năm của Hoa Kỳ luôn kêu gọi mọi công dân đóng góp “hành động” (work) và “mục tiêu” (purpose) cho từng “thế hệ” (generation). Điều đó hướng “những người yêu nước” (patriots) đến việc lựa chọn “nền cộng hòa” (republic) thay vì “độc tài” (tyranny), “những người tiên phong” (pioneers) tiến về miền Tây, “những nô lệ” (slaves) được hưởng “sự tự do” (freedom).

Ông nói tiếp, đều đó cũng khiến cho “những người nhập cư” (immigrants) và “tỵ nạn” (refugees) vượt “đại dương” (ocean) hay sông Rio Grande. Nó cũng giúp phụ nữ cầm được “lá phiếu” (ballot) và “những công nhân” (workers) được tổ chức thành “các đoàn thể” (organizations).

Obama khẳng định: “Tiến trình của dân chủ lúc nào cũng khó khăn” (the work of democracy has always been hard) và “gây nhiều tranh cãi” (contentious). Đôi khi còn “đổ máu” (bloody) nhưng nước Mỹ luôn tiến về phía trước…. Nước Mỹ là nơi tốt hơn, vững mạnh hơn so với thời lập quốc. 

Ông Obama với tài hùng biện trên diễn đàn

Bàn về “Dân chủ” ông cho rằng tiến trình không nhất thiết đòi hỏi “sự đồng nhất” (uniformity). Bằng chứng là xưa kia “những người lập quốc” (founders) Hoa Kỳ đã thường “tranh luận” (argue), “tranh cãi” (quarrel) nhưng cuối cùng cũng đi đến “hòa giải” (compromise).

Dù sao đi nữa, nền dân chủ luôn đòi hỏi điều cơ bản là “tinh thần đoàn kết” (sense of solidarity). “Dù những khác biệt bên ngoài, chúng ta vẫn chỉ là một, chúng ta vươn lên hay nằm xuống vẫn chỉ là một” (For all our outward differences, we’re all in this together, that we rise or fall as one).

Ông Obama cũng nhắc đến đích danh nước Nga và Trung quốc và nói “tầm ảnh hưởng trên thế giới” (influence around the world) của họ không thể nào sánh bằng Hoa Kỳ trừ khi chúng ta từ bỏ những điều đang tranh đấu và biến nước Mỹ thành một nước lớn đi “bắt nạt” (bully) những nước láng giềng nhỏ.

Theo ông, “nền dân chủ sẽ bị đe dọa bất cứ khi nào chúng ta xem đó là điều hiển nhiên” (our democracy is threatened whenever we take it for granted). Trong tiếng Anh có thành ngữ “take for granted” để diễn tả tâm lý xem thường, không biết quý trọng hay mặc định đó là điều hiển nhiên. 

Về chính quyền, ông Obama nhận định: “Nếu bạn thất vọng về những viên chức đã được bầu, hãy cầm biểu ngữ, hãy thu thập chữ ký và chính mình ra ứng cử” (If you’re disappointed by your elected officials, grab a clip board, get some signatures, and run for office yourself).

Obama cũng khẳng định “một cuộc chuyển giao quyền lực êm thắm” (peaceful transfer of power) cho Tổng thống tân cử Donald Trump. Guồng máy chính quyền của ông sẽ bảo đảm thực hiện việc chuyển giao một cách êm đẹp nhất cũng tương tự như Tổng thống Bush đã làm với ông (I committed to President-Elect Trump that my administration would ensure the smoothest possible transition, just as President Bush did for me). Đó cũng là “dấu ấn” (hallmark) của nền dân chủ Mỹ.

Gia đình Tổng thống Obama từ biệt cử tọa

Phần cuối của bài diễn văn từ biệt dành cho “những lời tri ân” (acknowledgements) đến những người thân và “những cộng sự” (colleagues). Về phu nhân Michelle Obama, ông ca tụng “trong 25 năm qua, em không chỉ là vợ và mẹ của các con mà còn là người bạn tốt nhất của tôi” (for the past 25 years you have not only been my wife and mother of my children, you have been my best friend).

Ông còn nói thêm với bà, “Em nắm giữ một vai trò mà em không hề đòi hỏi. Và em thực hiện điều ấy với sự duyên dáng, can đảm, phong cách và sự hài hước của riêng em” (You took on a role you didn’t ask for. And you made it your own with grace and with grit and with style, and good humor).

“… Em đã biến Tòa Bạch Ốc thành một nơi của tất cả mọi người” (You made the White House a place that belongs to everybody), ông kết luận: “Em đã làm anh hãnh diện và làm cả nước hãnh diện” (You have made me proud, and you have made the country proud).

Về Phó Tổng thống Joe Biden: “Ông là quyết định đầu tiên của tôi trong số những người được đề cử và đó cũng là người giỏi nhất” (You were the first decision I made as a nominee, and it was the best)… “Không phải chỉ vì ông là Phó tổng thống vĩ đại” (Not just because you have been a great vice president)  mà còn vì “tôi đã có được một người anh em” (I gained a brother).

Ôm hôn thắm thiết giữa ông Barrack Obama và Joe Biden

Theo thông lệ, các Tổng thống của Hoa Kỳ luôn có bài diễn văn từ biệt dân chúng. Cựu Tổng thống George W Bush và Bill Clinton đã chọn nơi từ biệt là Tòa Bạch Ốc trong khi George Bush “cha” lại phát biểu tại Học viện Quân sự West Point.

Riêng ông Obama chọn McCommick Place, Trung tâm Hội nghị lớn nhất Bắc Mỹ, tại quê nhà Chicago. Sự kiện hơn 20.000 người đã đến nghe bài diễn văn từ biệt của Tổng thống Obama là bằng chứng hùng hồn cho sự thành công, dù cũng còn nhiều hạn chế, sau 8 năm giữ chức vụ Tổng thống Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.

Tạm biệt Tổng thống Barrack Obama, một gương mặt quen thuộc trong lòng người Việt Nam, cả ở trong nước lẫn hải ngoại.

Tạm biệt Tổng thống Barrack Obama

***

--> Read more..

Online

Since 17/01/2016

Now online

Flag Counter
Since 20/12/2015

Popular posts